Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 58 - 61)

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

2.6.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy về quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Bảng 2.16. Đánh giá của cán bộ QLGD về tầm quan trọng của hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khó trả lời 1 Tầm quan trọng hoạt động phát

triển đội ngũ giảng viên

29 11 0 0 3,72 0,45

Qua khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên số liệu thu được cho thấy rằng cán bộ QLGD đánh giá đây là hoạt động rất quan trọng với điểm trung bình 3,72 trong đó có 72,5% đánh giá ở mức rất quan trọng, 27,5% ở mức quan trọng, không có đánh giá nào ở mức thấp hơn. Trong công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên muốn thành công và hiệu quả đòi hỏi sự thông suốt về tư tưởng để xác lập nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động tích cực và tự giác. Có thể thấy đội ngũ cán bộ QLGD của nhà trường đã có nhận thức rất tốt về mức độ quan trọng của hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên, nhận thức đúng đóng vai trò quan trọng khi hành động, nhận thức đúng mới dẫn tới hành động đúng.

2.6.2. Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, các chế độ chính sách của nhà trường về quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về cơ chế chính sách, các quy định của Bộ GD&ĐT, BCA, Trường Đại học PCCC đối với sự phát triển đội

ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Cơ chế quản lý, chế độ

chính sách liên quan đến đội ngũ giảng viên của ngành, của Nhà nước

18 22 0 0 3,45 0,50 2

2 Quyền tự chủ về phát triển đội ngũ của nhà trường

19 19 2 0 3,43 0,59 3

3 Sự quan tâm của các cấp ủy

đảng trong nhà trường về phát triển đội ngũ giảng viên

24 16 0 0 3,60 0,49 1

Qua bảng khảo sát có thể thấy các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, quy định của Trường Đại học PCCC, các chế độ chính sách của nhà trường được đánh giá là rất ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên với điểm trung bình từ 3,43 đến 3,6. Các văn bản, quy định của Nhà nước, các bộ ban ngành là cơ sở pháp lý và có tác dụng định hướng cho trường Đại học PCCC trong việc ban hành và triển khai các kế hoạch, các hoạt động liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên; các quy định của nhà trường là cơ sở, là chỉ đạo để cho các đơn vị chức năng trong nhà trường thực hiện.

2.6.3. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Việc phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường diễn ra có hiệu quả hay không phụ thuộc một phần đáng kể ở năng lực và sự quan tâm của chủ thể quản lý mà cụ thể ở đây là Hiệu trưởng nhà trường. Năng lực và sự quan tâm này thể hiện ở chỗ Hiệu trưởng trường Đại học PCCC nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ giảng viên trong phát triển nhà trường. Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên, vì vậy được sự quan tâm của người Hiệu trưởng sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi có tác động, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên cũng như có các chủ trương, chính sách phù hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, nhân lực đảm bảo cho hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.

Người Hiệu trưởng có năng lực quản lý với sự quan tâm dành cho công tác này sẽ đề ra chủ trương, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhà trường trong đó có công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

2.6.4. Sự tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên

Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của sự tự học, tự bồi dưỡng đến phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC

Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Sự tự học, tự bồi dưỡng nâng cao

phẩm chất chính trị, chuyên môn của đội ngũ giảng viên

21 19 0 0 3,53 0,50

Qua kết quả khảo sát có thể thấy cán bộ QLGD tham gia khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự tự học, tự bồi dưỡng là rất ảnh hưởng đến sự phát triển của chính đội ngũ giảng viên với điểm trung bình là 3,53. Ý thức, sự chủ động của mỗi giảng viên trong việc nâng cao trình độ bản thân sẽ là động lực cho họ phấn đấu học tập, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn vừa nâng cao kiến

thức, kỹ năng của bản thân để đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày càng cao của nhà trường và xã hội.

2.6.5. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất, xu thế hội nhập đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ công tác giảng dạy

21 19 0 0 3,53 0,50 1

2 Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa

20 18 2 0 3,45 0,59 2

Dựa vào bảng khảo sát có thể thấy các điều kiện về cơ sở vật chất có mức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên với điểm trung bình 3,53 ở mức rất ảnh hưởng theo ý kiến của các cán bộ QLGD được tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)