Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 31 - 34)

1.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên

Nhận thức đúng mới dẫn đến hành động đúng đắn vì đây được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc phát triển đội ngũ giảng viên. Nếu như cán bộ quản lý làm công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong sự phát triển chung của nhà trường sẽ dễ dẫn đến tình trạng làm để đối phó, gây ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng chuẩn của đội ngũ giảng viên nhà trường với các quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an.

1.4.2. Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, Nhà trường, các chế độ chính sách

Những văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an và nhà trường sẽ là căn cứ pháp lý cho đội ngũ giảng viên nhà trường chủ động thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, trau dồi để phát triển bản thân đáp ứng

1.4.3. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng phải là người nhận thức rõ nhất về tầm quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên, từ đó mới có thể tác động trực tiếp đến những cán bộ làm công tác quản lý giáo dục nhận thức đúng đắn về vai trò của phát triển đội ngũ giảng viên để họ bám sát những quy định, tiêu chuẩn để tư vấn, hướng dẫn và quản lý hoạt động phát triển của đội ngũ giảng viên nhà trường.

Có các chính sách động viên, hỗ trợ, khen thưởng hợp lý với những cá nhân là tốt công tác phát triển đội ngũ giảng viên nhằm động viên khuyến khích, cổ vũ tinh thần để họ nâng cao hơn ý thức trách nhiệm với công việc mình đảm nhận, đồng thời cũng đề ra chế tài xử lý có tính răn đe để họ không để xảy ra các lỗi làm ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu chung của nhà trường.

Nếu Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường diễn ra có hiệu quả, theo đúng kế hoạch và mang lại lợi ích chung cho nhà trường. Trái lại Hiệu trưởng có năng lực quản lý hạn chế sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nhà trường.

1.4.4. Sự tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên

Trong hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên việc phát huy các yếu tố bên trong của đội ngũ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đó là các yếu tố về phẩm chất, năng lực của giảng viên. Phẩm chất và năng lực cả người giảng viên hình thành thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại được phát triển và hoàn thiện bằng sự trải nghiệm ngay trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Có thể nói rằng sự tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi cá nhân giảng viên, nếu không thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giảng viên không những không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công tác đào tạo mà còn không đáp ứng được sự phát triển của chính bản thân mình.

1.4.5. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển của đội ngũ giảng viên

Điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường bao gồm hệ thống phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm...Nếu nhà trường coi trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy thì sẽ thúc đẩy giảng viên tự học, tự tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy đổi mới và hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đề tài đã xác định một số vấn đề lý luận cơ bản sau:

Hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên thực chất là hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm các hoạt động làm tăng thêm cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ. Đề tài đã lý giải và làm rõ một số khái niệm công cụ như: quản lý, đội ngũ giảng viên, đội ngũ giảng viên CAND, phát triển đội ngũ giảng viên.

Nội dung hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên là: Xây dựng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên; tạo môi trường và động lực làm việc; kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.

Nội dung quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên là: Xây dựng kếhoạch phát triển đội ngũ giảng viên; tổ chức thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên; công tác chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên; kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên: Nhận thức của cán bộ quản lý về quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên; quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, Nhà trường, các chế độ chính sách; năng lực quản lý của Hiệu trưởng; sự tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển của đội ngũ giảng viên.

Với các nội dung trên chương một sẽ là tiền đề cho việc xác định thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ ở chương 2 và là căn cứ để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 31 - 34)