Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học PCCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 38 - 45)

2.3.1. Thực trạng phẩm chất đội ngũ giảng viên Trường Đại học PCCC

Bảng 2.2. Mức độ đánh giá một số phẩm chất của đội ngũ giảng viên

STT Phẩm chất Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Quan điểm chính trị, đạo đức,

phẩm chất, lối sống

40 0 0 0 4,0 0,0 1

2 Tâm huyết với nghề, lòng yêu nghề, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường

36 4 0 0 3,9 0,30 2

3 Ý thức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện nhân cách người giảng viên CAND

14 24 2 0 3,3 0,56 5

4 Có tinh thần đoàn kết, hòa nhập, chia sẻ, hợp tác với đồng đội

16 24 0 0 3,4 0,49 4

5 Ý thức kỷ luật, tác phong của người chiến sĩ CAND

Qua bảng khảo sát cho thấy các cán bộ quản lý giáo dục được khảo sát đánh giá cao một số phẩm chất của đội ngũ giảng viên trường Đại học PCCC. Các phẩm chất đều có điểm trung bình đạt mức tốt theo thang đo, không có đánh giá nào ở mức chưa tốt và chỉ có hai đánh giá ở mức trung bình dành cho phẩm chất về “ý thức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện nhân cách người giảng viên CAND” chiếm tỷ lệ phần trăm đánh giá rất nhỏ. Phẩm chất “ quan điểm chính trị, đạo đức, phẩm chất, lối sống” được 100% số phiếu đánh giá của cán bộ QLGD ở mức tốt với điểm trung bình là 4,0. Trường Đại học PCCC rất chú trọng trong công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên thông qua công tác cử giảng viên đi học tập, bồi dưỡng. Hàng năm nhà trường lập danh sách cử giảng viên tham gia học tập các lớp cao cấp lý luận chính trị, đặc biệt năm học 2019-2020 nhà trường đã phối hợp với Học viện Chính trị CAND mở 01 lớp đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ, giáo viên nhà trường theo nội dung kinh phí Đề án 5/1229 (thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 8/2020).

Các cán bộ QLGD được khảo sát đánh giá có sự thống nhất, đồng thuận cao trong đánh giá các phẩm chất của đội ngũ giảng viên. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng được các yêu cầu phẩm chất, đạo đức, nhân cách nhà giáo, yêu cầu về phẩm chất của người chiến sĩ CAND luôn có ý thức kỷ luật, tác phong người chiến sĩ, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chia sẻ, hợp tác với đồng đội.

Với điểm trung bình là 3,3, tuy vẫn nằm trong điểm chuẩn ở mức tốt song phẩm chất “ý thức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện nhân cách người giảng viên CAND” có điểm đánh giá thấp nhất trong số các phẩm chất với 14 đánh giá tốt, 24 đánh giá khá, 2 đánh giá trung bình. Điều này chỉ ra rằng vẫn còn một số hạn chế nhất định trong đội ngũ giảng viên về ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và ý thức tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Là một người giảng viên hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học không thể tách rời nhau vì vậy để thực hiện đúng chức năng, vai trò của mình giảng viên nhà trường không chỉ có ý thức trong trau dồi kiến thức phục vụ giảng dạy mà còn phải nghiên cứu khoa học, củng cố kiến thức khoa học chuyên ngành, phát triển bản thân cả về lý thuyết và thực tiễn để áp dụng vào công tác giảng dạy.

2.3.2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường

Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Mức độ đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên

STT Năng lực chuyên môn Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc

Tốt Khá Trung bình

Chưa tốt

1 Có kiến thức chuyên môn sâu

rộng, chính xác, khoa học về chuyên ngành

30 10 0 0 3,75 0,43 1

2 Hiểu biết vận dụng thực tiễn vào

hoạt động giảng dạy

19 21 0 0 3,48 0,50 2

3 Vận dụng kiến thức chuyên môn

vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp

9 31 0 0 3,23 0,75 4

4 Có khả năng tiếp cận với các tri

thức mới của các nước tiên tiến và vận dụng vào công tác giảng dạy của bản thân

12 26 2 0 3,25 0,54 3

Kết quả khảo sát cho thấy năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường được đánh giá ở mức khá và tốt. Khía cạnh “ Có kiến thức chuyên môn sâu rộng, chính xác, khoa học về chuyên ngành” được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình là 3,75 có 75% cán bộ quản lý được khảo sát đánh giá ở mức tốt, 25% còn lại đánh giá ở mức khá, không có đánh giá nào ở mức trung bình và chưa tốt.

Khía cạnh “ Hiểu biết vận dụng thực tiễn vào hoạt động giảng dạy” được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình 3,48 điều này thể hiện công tác luân chuyển đi thực tế tại địa phương đối với đội ngũ giảng viên của nhà trường đã và đang phát huy tác dụng, hiệu quả. Giảng viên nhà trường khi đi luân chuyển về các đơn vị địa phương được trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ thực tế của các chiến sĩ cảnh sát PCCC, hiểu biết sâu sắc hơn về nghiệp vụ, các hoạt động thực tế chiến đấu diễn ra để có thể truyền đạt cho học viên trong quá trình giảng dạy giúp cho học viên các chuyên ngành khi đi thực tập hoặc tốt nghiệp về công tác tại các địa

phương bớt bỡ ngỡ hơn, nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với cường độ chiến đấu và làm việc tại đơn vị.

Khía cạnh “Vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp” “Có khả năng tiếp cận các tri thức mới của các nước tiến tiến và vận dụng vào công tác giảng dạy của bản thân” đều đạt mức khá với điểm trung bình lần lượt là 3,23 và 3,25. Mặc dù hai nội dung này đã được đánh giá là đội ngũ giảng viên nhà trường thực hiện khá tốt song nếu có các biện pháp thúc đẩy cho hoạt động này trở nên tốt hơn nữa sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học viên, cập nhật, học hỏi những tri thức mới, kinh nghiệm, khoa học công nghệ tiến tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới góp phần thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở nước ta, giúp công tác này diễn ra nhanh chóng, kịp thời đạt hiệu quả cao, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản ở mức thấp nhất.

2.3.3. Thực trạng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên nhà trường

Bảng 2.4. Mức độ đánh giá năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên

STT Năng lực chuyên môn Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ

bậc

Tốt Khá Trung bình

Chưa tốt

1 Chuẩn bị hồ sơ bài giảng, giáo án 30 10 0 0 3,75 0,43 1

2 Sử dụng các phương pháp giảng

dạy, phương tiện phục vụ: máy chiếu, bảng tương tác thông minh, làm việc nhóm...

13 20 7 0 3,15 0,70 3

3 Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư

phạm trong giảng dạy 10 26 4 0 3,15 0,58 3

4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học viên 11 27 2 0 3,23 0,53 2

5 Tổ chức điều khiển lớp học, xây

dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực

8 28 4 0 3,10 0,54 5

6 Năng lực sư phạm, sử dụng các

phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả

Việc khảo sát năng lực giảng dạy của giảng viên nhằm tìm hiểu tình hình thực tế năng lực giảng dạy của giảng viên nhà trường đã đạt được đến đâu. Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy đội ngũ giảng viên được thể hiện qua bảng khảo sát. Có thể thấy các nội dung được đánh giá đều có điểm trung bình ở mức khá và tốt trong đó khía cạnh “ Chuẩn bị hồ sơ, bài giảng, giáo án” được đánh giá tốt với điểm trung bình đạt 3,75 cho thấy nội dung này đã được các giảng viên quan tâm thực hiện theo đúng quy định về chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp để có thể bao quát các kiến thức cần truyền đạt cho học viên trong buổi học đó theo phân bổ chương trình.

Các khía cạnh còn lại được đánh giá ở mức khá với điểm trung bình từ 3,10 đến 3,23 điều này cho thấy năng lực về sử dụng các phương pháp giảng dạy, phương tiện phục vụ: máy chiếu, bảng tương tác thông minh, làm việc nhóm; Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong giảng dạy; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; Tổ chức điều khiển lớp học, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực; Năng lực sư phạm, sử dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả còn có một số hạn chế nhất định. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do năng lực của mỗi cá nhân trong hoạt động giảng dạy còn xuất phát từ nguyên nhân khách quan đến từ quá trình tuyển dụng, tuyển chọn giảng viên của nhà trường. Đa phần giảng viên nhà trường được tuyển dụng từ các trường trong khối ngành CAND, từ học viên có kết quả học tập xuất sắc được giữ lại trường công tác trừ một số ngành mà các khối trường CAND không đào tạo được hoặc đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu mới tuyển dụng từ bên ngoài. Điều này dẫn đến đội ngũ giảng viên nhà trường về đa phần không được trải qua quá trình đào tạo bài bản về khoa học sư phạm mà chỉ học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy nên khả năng sư phạm, sử dụng các phương pháp giảng dạy mới còn bộc lộ nhiều thiếu sót.

Trong thực tế để đánh giá đúng và đầy đủ về năng lực giảng dạy của giảng viên trường Đại học PCCC thường xuyên tổ chức dự giờ trong nội bộ Khoa,hội giảng cấp Khoa, Cấp trường, Cấp BCA để giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường CAND với nhau, thực hiện kiểm tra hồ sơ, giáo án , công tác biên soạn giáo trình, tài liệu… Các hoạt động này giúp nhà quản lý các cấp trong nhà trường có cái nhìn hoàn thiện, đầy đủ hơn về khả năng sư phạm của đội ngũ giảng

viên nhà trường và có các phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế tồn tại. Năm học 2019 – 2020, nhà trường đã tổ chức 02 đợt hội giảng và 85 giáo viên tham gia; trong đó có: 30 đồng chí đạt Bài dạy giỏi cấp trường; 16 đồng chí đạt Bài dạy giỏi cấp khoa, bộ môn; 39 đồng chí đạt Giờ dạy giỏi cấp khoa, bộ môn. Đặc biệt, nhà trường đã tổ chức mời các chuyên gia giảng dạy về phương pháp sư phạm gồm các giảng viên của Đại học Sư phạm Hà Nội tham gia các Hội đồng dạy giỏi nhằm góp ý đối với các giáo viên tham gia hội giảng; đồng thời, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thẳng thắn, nghiêm túc sau hội giảng.

2.3.4. Thực trạng năng lực phát triển và thực hiện hoạt động đào tạo của đội ngũ giảng viên nhà trường

Bảng 2.5. Đánh giá của học viên về năng lực phát triển và thực hiện hoạt động đào tạo của đội ngũ giảng viên

ST T

Năng lực phát triển và thực hiện hoạt động đào

tạo Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt

1 Biên soạn bài giảng, giáo trình, tài liệu

a. Giáo trình, bài giảng, tài liệu môn học được cập nhật, phù hợp với thực tiễn

39 37 16 8 3,07 0,93 7

b. Giáo trình, bài giảng, tài liệu môn học được biên soạn phù hợp với trình độ học viên 43 41 16 0 3,27 0,72 1 2 Tổ chức quản lý lớp học a. Tổ chức các hoạt động học tập phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung môn học: làm việc nhóm, thuyết trình, thực hành, các tiểu phẩm tuyên truyền...

42 26 32 0 3,10 0,85 5

b. Quan tâm tới học viên, khuyến khích sự sáng tạo ở học viên

c. Lắng nghe, hỗ trợ học viên khi gặp khó khăn trong học tập

32 49 14 5 3,08 0,81 6

3 Phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, thiết bị dạy học

a. Đa dạng các phương pháp đáp ứng yêu cầu, mục tiêu bài học

40 42 18 0 3,22 0,73 3

b. Giới thiệu tới học viên các nguồn tài liệu

41 41 18 0 3,23 0,73 2

c. Sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt hướng tới phát triển khả năng sáng tạo, tự giải quyết vấn đề ở học viên

35 33 29 3 3,00 0,87 9

d. Liên hệ thực tiễn vào công tác giảng dạy

40 41 19 0 3,21 0,74 4

e. Sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy phù hợp

29 51 18 2 3,07 0,74 7

f. Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp

37 40 19 4 3,10 0,84 5

Qua bảng khảo sát có thể thấy ngoài khía cạnh “Giáo trình, bài giảng, tài liệu môn học được biên soạn phù hợp với trình độ học viên” được đánh giá với điểm trung bình là 3,27 đạt mức tốt thì các nội dung còn lại đều có điểm trung bình đạt mức khá. Trong đó khía cạnh “Sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt hướng tới phát triển khả năng sáng tạo, tự giải quyết vấn đề ở học viên” đạt mức điểm trung bình thấp nhất là 3,0.

Thông qua các đánh giá của học viên được khảo sát về năng lực phát triển và thực hiện hoạt động đào tạo được thể hiện qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy về cơ bản các hoạt động này giảng viên nhà trường làm ở mức khá, xong vẫn còn bộc lộ một số tồn tại nhất định về phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học tập, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, sự quan tâm, lắng nghe đối với học viên… nếu như khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 38 - 45)