3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Việc tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên nhà trường về các biện pháp được đề xuất để áp dụng các biện pháp này vào thực tiễn hoạt động của trường Đại học PCCC.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học PCCC, luận văn tiến
hành khảo sát và thăm dò ý kiến của 100 đồng chí bao gồm Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên nhà trường.
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm
Tiến hành xin ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp sau: (1) Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường (2) Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa (3) Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên (4) Chỉ đạo hoàn thiện xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên.
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất ở trên được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp
STT Nội dung đánh giá Mức độ cần thiết ĐTB ĐLC Thứ
bậc Rất cần thiết Cần thiết Trung bình Không cần thiết
1 Xây dựng quy hoạch
tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường
34 66 0 0 3,34 0,47 3
2 Tổ chức hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa.
3 Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá, đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên
23 59 18 0 3,05 0,64 4
4 Chỉ đạo hoàn thiện
xây dựng môi
trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên
49 44 7 0 3,42 0,62 1
Với kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức cần thiết đến rất cần thiết với điểm trung bình từ 3,05 đến 3,42.
Trong 4 biện pháp được đề xuất, biện pháp “ Chỉ đạo hoàn thiện xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên” được đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình cao nhất 3,42 trong dó có 93/100 người tham gia khảo sát đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Các cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên đều cho rằng việc phát triển đội ngũ giảng viên phải gắn liền với thực hiện tốt, có hiệu quả công tác tạo dựng môi trường và tạo động lực phát triển cho giảng viên, đáp ứng nhu cầu về cả vật chất và tinh thần cho giảng viên.
Theo bảng số liệu tỷ lệ điểm trung bình và mức độ đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên tham gia khảo sát cho 4 biện pháp không có độ chênh lệch đáng kể đều nằm trong mức cần thiết đến rất cần thiết trong đó có 3 biện pháp được đánh giá là rất cần thiết. Như vậy tất cả các biện pháp mà luận văn đề xuất đều được đánh giá là mức cần thiết trở lên.
3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi được thể hiện qua bảng số liệu sau:
STT Nội dung đánh giá Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Trung bình Không Khả thi 1 Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường
29 71 0 0 3,28 0,45 1
2 Tổ chức hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa.
22 78 0 0 3,22 0,41 2
3 Chỉ đạo đổi mới
hình thức, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên 3 84 13 0 2,90 0,38 3
4 Chỉ đạo hoàn thiện
xây dựng môi
trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên
0 77 23 0 2,77 0,42 4
Với kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng số liệu trên có thể thấy Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất có mức độ đánh giá là khả thi trở lên với điểm trung bình từ 2,77 đến 3,28.
Trong 4 biện pháp đề xuất có biện pháp “Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường” được đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình đạt 3,28. Các giảng
viên và cán bộ quản lý đều cho rằng với thực tế công tác quản lý trong nhà trường hiện nay là rất khả thi cho việc thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên một cách tổng thể để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy trước mắt vừa đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà trường trong tương lai góp phần nâng tầm chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường.
Các biện pháp còn lại như “Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa” “Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên” “Chỉ đạo hoàn thiện xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên” đều được cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên tham gia khảo sát đánh giáo mang tính khả thi để thực hiện nếu có được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng trong nhà trường đầu tư, định hướng, dẫn dắt.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, đề tài đã đề xuất 4 biện pháp bao gồm: (1) Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường (2) Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa (3) Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên (4) Chỉ đạo hoàn thiện xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên.
Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi. Các khách thể tham gia khảo sát là Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên đều đánh giá các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Do vậy các biện pháp này đều có thể áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý của nhà trường để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên đại học nói chung, giảng viên CAND nói riêng trong đó gồm có các khái niệm như: phát triển đội ngũ giảng viên; đội ngũ giảng viên CAND, quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên CAND. Luận văn cũng đã xác định được các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, BCA bao gồm: xây dựng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tạo môi trường và động lực làm việc. Luận văn cũng phân tích lý luận công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên theo chức năng của quản lý với chủ thể là Hiệu trưởng nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ giảng viên.
Về thực tiễn luận văn đã chỉ ra được thực trạng đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ thể quản lý là Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm và chú trọng trong việc thực hiện công tác này trong thời gian qua trong đó nội dung về tuyển dụng, sử dụng giảng viên được đánh giá cao, các nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực, quy hoạch đội ngũ được đánh giá là đạt được những kết quả nhất định tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của nhà trường. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc phát triển và quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy còn bộc lộ một số hạn chế sau: Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên chưa mang tính đồng bộ, năng lực giảng dạy của giảng viên còn hạn chế nhất là trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, chưa đáp ứng hết được nhu cầu học tập, bồi dưỡng của giảng viên, chưa tạo dựng được động lực mạnh mẽ trong đội ngũ giảng viên tự phát triển, hoàn thiện bản thân, công giá các hoạt động phát triển giảng viên của nhà trường còn chưa đồng đều,... Luận văn cũng chỉ ra rằng, tất các
các yếu tố mà nghiên cứu đề cập tới đề có sự ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận văn, luận văn đã đề xuất được 4 biện pháp quản lý: (1) Xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của Nhà trường (2) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đảm bảo tính đồng bộ và kế thừa (3) Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong các hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên (4) Xây dựng môi trường, tạo động lực phát triển cho giảng viên. Các biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi, các thành viên Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên tham gia khảo sát đều đánh giá các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Do vậy các biện pháp này đều có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động của nhà trường góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển đội ngũ và quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Công an
Cần có sự quan tâm sâu sát, chặt chẽ hơn đối với trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, đầu tư phát triển các nguồn lực nhất là đội ngũ giảng viên.
Tổ chức xây dựng các chuẩn mới cho đội ngũ giảng viên các Học viện, Đại học, nhà trường trong CAND nói chung và trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nói riêng phù hợp voiwis sự phát triển giáo dục đào tạo hiện nay, đồng thời có các chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường CAND.
2.2. Đối với Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Tổ chức sắp xếp biên chế đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, hạn chế tối đa sự dịch chuyển nhiệm vụ chuyên môn để có thời gian tích lũy kinh nghiệm.
Tổ chức làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh tương đương để tích lũy kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý và tạo thuận lợi khi sử dụng đội ngũ giảng viên.
Có quy hoạch về phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường mang tính lâu dài, không ngừng hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên trong các hoạt động tự phát triển bản thân. Huy động các nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học của giảng viên.
2.2. Đối với giảng viên
Nắm chắc các kế hoạch của nhà trường, chủ động, tích cực phối hợp tốt với các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác phát triển đội ngũ giảng viên.
Lấy hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của bản thân làm hoạt động chủ đạo trong quá trình hoàn thiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Ban chấp hành TW(2013) Nghị quyết số 29-NQ/TW8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục và đào tạo
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 117
4. Vũ Dũng- Nguyễn Thị Mai Lan (2013) Tâm lý học quản lý, NXB Khoa học Xã hội, tr 52.
5. Nguyễn Minh Đường (1995). Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài KX-07-14 (Thuộc Chương trình cấp Nhà nước KX-07).
6. Dẫn theo Nguyễn Lê Ngân Giang (2019) Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc Thành phố Hà Nội- Luận án tiến sĩ- Học viện Khoa học xã hội.
7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải (2006) Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, HN.
8. Trần Bá Hoành (2006) Vấn đề giáo viên- Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn- sách chuyên khảo, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành (2010), Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009, Hội thảo Khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường ĐHSP, Hà Nội.
10. Phan Văn Kha (2007) Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Dẫn theo Đồ Sơn Lâm (2013) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyệnGiá Rai tỉnh Bạc Liêu- Luận văn thạc sĩ- Học viện chính trị- Bộ Quốc phòng.
12. Phạm Khắc Lịch (2019) Công tác PCCC&CNCH ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 và ứng phó biến đổi khí hậu - Kỷ yếu Hội thảo khoa học NXB Lao động- xã hội.
13. Nguyễn Thị Phương Nhung (2017) “Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên- Luận văn thạc sĩ- Học viện Hành chính Quốc gia.
14. Thủ tướng chính phủ(2011) Quyết định sô 1229/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 về phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
15. Hồ Minh Triết (2013) “ Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật miền Nam - Luận văn thạc sĩ - Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.