Khái quát chung về Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 34 - 36)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học PCCC thuộc hệ thống các trường CAND, là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCCC&CNCH. Ra đời và phát triển từ tiền thân là tổ PCCC thuộc Khoa Cảnh sát của trường Công an trung ương (nay là Học viện An ninh nhân dân). Ngày 2/9/1976 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn đã ký Quyết định số 5062-NV/QĐ về việc tách Phân hiệu Cảnh sát PCCC và thành lập Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát PCCC để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Ngày 19/6/1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 90-HĐBT về việc thành lập 05 trường cao đẳng trong đó có Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy. Ngày 14/10/1999 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy.

Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển đến nay nhà trường đã có 03 cơ sở đào tạo trong đó cơ sở 1 đặt tại 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội với diện tích 3,8281 ha; cơ sở 2 tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với diện tích 8,6706ha; cơ sở 3 tại ấp 7 xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích 20ha. Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng cháy chữa cháy cho lực lượng CAND và các tổ chức kinh tế- xã hội khác và đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng 01 Huân chương kháng chiến hạng nhất, 02 Huân chương quân công hạng nhì, 01 Huân chương quân công hạng nhất, 08 cờ thi đua Bộ Công an...

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô đào tạo

Trường Đại học PCCC có trách nhiệm đào tạo,bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCCC&CNCH có trình độ sau đại học, đại học và các trình độ thấp hơn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng

PCCC&CNCH của BCA, thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế theo quy định và là trung tâm NCKH PCCC của lực lượng CAND.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo với quy mô ngày càng tăng cho các đối tượng trong và ngoài ngành công an với các bậc đào tạo: Tiến sĩ, thạc sĩ, đại học chính quy, đại học vừa làm vừa học, văn bằng thứ hai, trung cấp chính quy, liên thông từ trung cấp lên đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đại học, trung cấp ngoài ngành Công an. Nhà trường còn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ PCCC&CNCH ngắn hạn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, các tổ chức, cơ sở kinh tế trong cả nước.

Năm học 2019-2020 tổng số học viên đào tạo ở tất cả các loại hình và bậc học (không kể các lớp bồi dưỡng ngắn ngày) là 3.807 học viên. Trong đó: Đào tạo tập trung tại trường 2.638 học viên, đào tạo liên kết 1.169 học viên; số học viên trong ngành Công an: 3.620 học viên, số học viên ngoài ngành Công an: 187 học viên.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của nhà trường và đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên

Bộ máy tổ chức trường Đại học PCCC được kiện toàn và củng cố với 21 đơn vị trực thuộc: Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Chính trị, Phòng Quản lý đào tạo và Bồi dưỡng nâng cao, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Quản lý học viên, Phòng Hậu cần, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn, Khoa học cơ bản và Ngoại ngữ, Khoa Pháp luật, Khoa Nghiệp vụ cơ bản, Khoa Quân sự, võ thuật, thể dục, thể thao, Cơ sở ngành Phòng cháy chữa cháy, Khoa Tự động và phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Khoa Phòng cháy, Khoa Chữa cháy, Khoa Cứu nạn, cứu hộ, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. Mỗi Khoa, Phòng, Trung tâm, do Trưởng khoa, Trưởng phòng; Giám đốc trung tâm phụ trách, có từ 02 đến 03 Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng phòng; Phó Giám đốc trung tâm.

Hiện nay, nhà trường đã có được đội ngũ đông đảo các cán bộ, giảng viên với trình độ học vấn và chuyên môn ngày càng cao, phẩm chất chính trị vững vàng hết lòng với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực làm công tác PCCC&CNCH cho ngành Công an và cho đất nước. Tính đến năm 2020 tổng số cán bộ chiến sĩ trong nhà trường là 614 đồng chí với đội ngũ giảng viên, cán bộ QLGD là 296 đồng chí trong đó có 01 Giáo sư, 08 Phó giáo sư, 53 Tiến sĩ, 203 Thạc sĩ, có 01 Nhà giáo nhân dân, 11 Nhà giáo ưu tú và có hàng trăm cán bộ, giáo viên đang nghiên cứu sinh, học cao học ở trong và ngoài nước. Đội ngũ giảng viên nhà trường luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực phấn đấu trở thành những tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu khoa học. Nhiều giảng viên đã tích cực rèn luyện cả về tri thức lẫn phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm để trở thành giảng viên dạy giỏi cấp trường, cấp Bộ, nhiều đồng chí đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư và hàng năm được cán bộ, học viên nhà trường vinh danh Nhà giáo tiêu biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)