Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 45 - 54)

cháy chữa cháy

2.4.1. Thực trạng công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Để tìm hiểu mức độ thực hiện nội dung quy hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học PCCC tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ giảng viên, kết quả nghiên cứu thực trạng quy hoạch được tổng hợp thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Xác định đúng mục tiêu phát

triển đội ngũ giảng viên

73 64 10 3 3,38 0,70 2

2 Nội dung quy hoạch đội ngũ giảng viên bám sát các tiêu chuẩn chức danh giảng viên đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an

103 42 5 0 3,65 0,54 1

3 Xây dựng kế hoạch hàng năm

về phát triển đội ngũ giảng viên

52 65 33 0 3,13 0,74 3

4 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên

29 67 26 28 2,65 0,99 5

5 Quy hoạch đội ngũ giảng viên

luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

52 44 37 17 2,87 1,01 4

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy việc thực hiện nội dung quy hoạch được các giảng viên tham gia khảo sát đánh giá ở mức khá và tốt với điểm trung bình cao nhất là 3,65 cho khía cạnh “Nội dung quy hoạch đội ngũ giảng viên bám sát các tiêu chuẩn chức danh giảng viên đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT, BCA”. Trong các nội dung được đánh giá có khía cạnh “ Xây dựng kế hoạch hàng năm về phát triển đội ngũ giảng viên”; “Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch

đội ngũ giảng viên”; “Quy hoạch đội ngũ giảng viên luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính khoa học và thực tiễn” đạt mức đánh giá khá với điểm trung bình lần lượt là 3,13; 2,65; 2,87 trong đó cần lưu ý khía cạnh “Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên” có điểm trung bình đánh giá tiệm cận mức trung bình của thang đo. Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Tuấn A.. giảng viên Khoa Nghiệp vụ 3 cho biết: “nhà trường chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể về đội ngũ giảng viên đầu đàn, giảng viên có chất lượng cao, đội ngũ Giáo sư, Phó

giáo sư, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân”.

Có thể thấy công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của nhà trường còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc xây dựng các kế hoạch tổng thể, chưa thực hiện đồng bộ hết các mặt của công tác tổ chức cán bộ, chưa có nhiều giải pháp hữu ích trong việc thực hiện quy hoạch.

Bảng 2.7. Đánh giá của giảng viên về mức độ thực hiện nội dung tuyển dụng, bố trí, sử dụng trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Đ TB ĐL C Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Xây dựng kế hoạch biên chế

và trình cấp trên phê duyệt

73 62 15 0 3,39 0,66 5

2 Tuyển chọn giảng viên đảm

bảo chất lượng, có phẩm chất chính trị, năng lực theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, BCA

107 33 10 0 3,65 0,60 2

3 Tuyển chọn giảng viên đảm

bảo công bằng, nghiêm túc, dân chủ

110 33 7 0 3,69 0,55 1

4 Phân công giảng viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn, năng lực công tác theo quy định

72 72 6 0 3,44 0,57 3

5 Bố trí giảng viên thành các tổ chuyên môn, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và tuyển dụng

71 57 15 7 3,28 0,82 6

6 Công tác luân chuyển, đi thực

tế đúng quy định

83 46 21 0 3,41 0,72 4

Có thể thấy công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên của trường Đại học PCCC thực hiện tốt, công tác tuyển dụng tuân thủ theo các quy định

của Nhà nước, Bộ Công an được đội ngũ giảng viên ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó nội dung “Tuyển chọn giảng viên đảm bảo công bằng, nghiêm túc, dân chủ”, “Tuyển chọn giảng viên đảm bảo chất lượng, có phẩm chất chính trị, năng lực theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, BCA” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,69 và 3,65 có hơn 93% số giảng viên được hỏi đánh giá hai nội dung trên ở mức khá và tốt. Sự công khai, công bằng dân chủ trong tuyển dụng giảng viên đảm bảo chất lượng và có phẩm chất chính trị theo quy định giúp nhà trường tuyển dụng được những giảng viên có chuyên môn, kỹ năng, thái độ tốt, tạo ra sự đồng thuận và đoàn kết trong nội bộ tập thể sư phạm nhà trường. Quá trình tuyển dụng luôn có sự tham gia của các Khoa vì đây là những người hiểu rõ nhất về trình độ, năng lực chuyên môn của giảng viên được tuyển dụng.

Hàng năm nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch biên chế và trình cấp trên phê duyệt và tiến hành công tác tuyển dụng theo số lượng biên chế đã được duyệt. Tuy nhiên do chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong việc tinh gọn bộ máy biên chế công an các cấp thực hiện từ năm 2018 trường Đại học PCCC không tiến hành tuyển dụng biên chế mới.

Việc “phân công giảng viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn, năng lực công tác theo quy định” đạt điểm trung bình 3,44 xếp thứ 3 trong 6 nội dung. Công tác này được đánh giá khá 48%, tốt 48% thể hiện sự quan tâm đến công tác bố trí đội ngũ làm cho công tác sử dụng trở nên tường minh, chuyên nghiệp hơn, các giảng viên yên tâm công tác. Các nội dung còn lại tuy có sự khác biệt về mức độ đánh giá song không đáng kể với điểm trung bình từ 3,28 đến 3,41 với hơn 80% số giảng viên được hỏi đánh giá nội dung này ở mức khá và tốt.

Việc sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động đào tạo của nhà trường, khi đội ngũ giảng viên được sử dụng đúng với năng lực, sở trường thì sẽ phát huy được hết khả năng, tạo ra động lực , thái độ làm việc tích cực, hăng say trong tập thể.

Như vậy công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên ở trường Đại học PCCC được đánh giá tốt, đây chính là động lực để hình thành động cơ và thái độ làm việc tích cực cho giảng viên.

2.4.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH với nguy cơ phát sinh cháy nổ, các sự cố, rủi ro cao đòi hỏi nguồn nhân lực làm công tác PCCC&CNCH không chỉ có kiến thức mà còn cần những kỹ năng, sử dụng các phương tiện tiến tiến, hiện đại theo kịp các nước trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực làm công tác này cho nhà trường mà cụ thể là đặt ra yêu cầu cho quá trình giảng dạy của giảng viên. Vì vậy đẩy mạnh hoạt động đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy có chất lượng cao đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của nhà trường trong thời gian tới đã và đang là chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà trường.

Bảng 2.8 Mức độ thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐT B ĐL C Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên đăng ký đi học tập trong nước và ngoài nước

70 62 18 0 3,35 0,68 3

2 Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, mở các lớp bồi dưỡng nâng cao về:

a. Lý luận chính trị 77 73 0 0 3,51 0,50 2

b. Chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng giảng viên tuyển dụng ngoài ngành Công an

81 69 0 0 3,54 0,50 1

c. Nghiệp vụ sư phạm, nội dung phương pháp giảng dạy, tin học, ngoại ngữ...

59 46 20 25 2,93 1,09 5

3 Quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí

giảng viên sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng

37 71 42 0 2,97 0,72 4

4 Các chế độ chính sách

khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ

24 86 31 9 2,83 0,76 6

Nhìn vào bảng trên ta thấy các giảng viên tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường ở mức khá và tốt. Trường Đại học PCCC đã thực hiện tốt nội dung tạo điều kiện cho

giảng viên tham gia học tập cả ở trong nước và ngoài nước, xây dựng kế hoạch mở lớp hoặc cử giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường đã xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ để phục vụ nhu cầu nâng cao trình độ cho chính giảng viên các khoa chuyên ngành của nhà trường và các đơn vị địa phương. Trường Đại học PCCC có mối quan hệ mật thiết, đặt mối quan hệ trong đào tạo và NCKH với Tổng cục PCCC và cứu nạn Nhật Bản, Học viện PCCC, Học viện Phòng vệ dân sự quốc gia Liên Bang Nga, Học viện PCCC Belarus, trong hợp tác trao đổi học hỏi kinh nghiệm liên quan đến công tác PCCC, nhà trường thường xuyên cử giảng viên sang học tập trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để học hỏi kinh nghiệm và các kỹ thuật hiện đại ở nước ngoài về ứng dụng vào công tác giảng dạy và thực tiễn ở nước ta. Ngoài ra trường Đại học PCCC còn liên kết với Cơ quan Hợp tác quốc tế của Chính phủ Nhật Bản, Singapore, Pháp, Australia... trong công tác cử giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghiệp vụ công tác PCCC&CNCH.

Bên cạnh những mặt đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, nội dung bồi dưỡng về “Nghiệp vụ sư phạm, nội dung phương pháp giảng dạy, tin học ngoại ngữ” chỉ được đánh giá ở mức khá với điểm trung bình là 2,93. Điểm đánh giá này xuất phát từ hạn chế trong quá trình mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy cho giảng viên như: bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, sử dụng bảng tương tác thông minh, trang thiết bị dạy học. Trong 5 năm qua các lớp bồi dưỡng này không được mở thường xuyên mà giảng viên phải chủ động xin đi học ở các trường bên ngoài. Năm 2020 là năm đầu tiên nhà trường hợp tác với Đại học Ngoại ngữ tuyển sinh mở lớp văn bằng thứ hai Tiếng anh tại trường, tiến hành giảng dạy ngoài giờ hành chính cho cán bộ giảng viên nhà trường tham gia học tập. hỗ trợ kinh phí học cao học. Phỏng vấn đồng chí Trần Đức H… giảng viên Khoa Nghiệp vụ 1 cho biết: “ việc cử giảng viên đi học tập, bồi dưỡng của nhà trường đôi khi chưa bám sát vào quy hoạch của các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, đôi lúc mang tính tự phát, chưa đúng với

chuyên môn giảng viên”. Hầu hết các giảng viên tham gia khảo sát đều cho rằng nhà

trường đã có sự quan tâm nhất định đến hoạt động đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia học tập ở các trình độ cao

hơn trong và ngoài nước tuy nhiên cần gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch đội ngũ chung của nhà trường.

2.3.3. Thực trạng xây dựng môi trường và tạo động lực cho phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Bảng 2.9. Mức độ cần thiết trong thực hiện công tác chế độ chính sách, tạo dựng động lực đối với phát triển giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ cần thiết ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Trung bình Không cần thiết

1 Xây dựng môi trường làm

việc tích cực để phát triển đội ngũ giảng viên

10 28 2 0 3,20 0,51 2

2 Tăng cường các biện pháp

đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên

5 35 0 0 3,12 0,33 3

3 Xây dựng quy định về thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực cho giảng viên tự phấn đấu để phát triển

11 29 0 0 3,27 0,45 1

4 Có các chính sách và cơ chế

phù hợp để thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên

5 33 2 0 3,07 0,65 4

Có thể thấy các cán bộ QLGD tham gia khảo sát đánh giá giá việc thực hiện công tác chế độ chính sách, tạo động lực đối với sự phát triển của đội ngũ giảng viên nhà trường đều ở mức cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình thấp nhất là 3,07 cao nhất là 3,27. Qua đánh giá thấy được “Việc xây

dựng quy định về chế độ chính sách, tạo động lực cho giảng viên tự phấn đấu để phát triển” là hoạt động rất cần thiết.

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các chế độ, chính sách, tạo môi trường làm việc đối với giảng viên

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB ĐLC Thứ bậc

Tốt Khá Trung

bình

Chưa tốt 1 Xét nâng lương, thăng cấp bậc

hàm đúng quy định

141 9 0 0 3,94 0,23 1

2 Xét chức danh theo quy định 125 18 7 0 3,79 0,51 2

3 Công tác thi đua, khen thưởng 105 38 7 0 3,65 0,56 3

4 Chế độ nghỉ ngơi, các hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa, văn nghệ

74 38 38 0 3,24 0,83 4

5 Thanh toán vượt giờ theo quy định

36 45 24 45 2,48 1,15 10

6 Thực hiện các chính sách đãi

ngộ đối với giảng viên 43 32 55 20 2,65 1,03 9

7 Huy động được các nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giảng viên

43 48 42 17 2,78 0,98 7

8 Quỹ dành cho NCKH, khuyến

khích đội ngũ giảng viên nghiên cứu khoa học đăng các tạp chí nước ngoài đạt chỉ số ISI, SCOPUS, các công trình nghiên cứu để đạt chức danh PGS, GS

39 43 48 20 2,67 1,00 8

9 Chế độ khen thưởng đối với giảng viên chính và các giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài

53 51 34 12 2,97 0,95 6

10 Chế độ khen thưởng đối với giảng viên đạt trình độ tiếng anh TOEFL từ 6.5 trở lên

55 44 45 6 2,99 0,91 5

Qua bảng số liệu có thể thấy đánh giá của giảng viên tham gia khảo sát đa phần đều có điểm trung bình đạt ở mức khá và tốt. Các nội dung “Xét nâng lương

thăng cấp bậc hàm đúng quy định” “Xét chức danh theo quy định” “ Công tác thi đua khen thưởng” “Chế độ nghỉ ngơi, các hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa, văn nghệ” được đánh giá mức tốt với điểm trung bình từ 3,24 đến 3,94. Việc thực hiện chính sách tiền lương, nâng lương đối với trường Đại học PCCC có điểm đặc thù so với các trường đại học nói chung đó là giảng viên hưởng lương theo quân hàm, tăng lương theo sự tăng cấp bậc hàm, hưởng các chế độ theo quy định của BCA đối với người chiến sĩ CAND. Kết quả khảo sát đạt ở mức khá và tốt cho thấy trường Đại học PCCC đã rất chú trọng trong công tác thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, BCA về chế độ tiền lương, tăng lương, thăng cấp bậc hàm, khen thưởng, các hoạt động giải trí giao lưu cho đội ngũ giảng viên, tạo cho giảng viên tâm lý thoải mái, giải tỏa áp lực công việc sau giờ làm.

Các khía cạnh “Huy động nguồn lực thực hiện chính sách đãi ngộ” “Quỹ dành cho NCKH, khuyến khích đội ngũ giảng viên nghiên cứu khoa học đăng các tạp chí nước ngoài đạt chỉ số ISI, SCOPUS, các công trình nghiên cứu để đạt chức danh PGS, GS” “Chế độ khen thưởng đối với giảng viên chính và các giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài” “Chế độ khen thưởng đối với giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học phòng cháy chữa cháy (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)