phát triển kinh tế - xã hội
Từ cơ sở trên, luận văn tổng hợp, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất, bao gồm hệ thống 07 nhóm tiêu chí với 21 chỉ tiêu đánh giá cụ thể:
Tính minh bạch: Sự rõ ràng, công khai của chính sách, pháp luật và các quy định về thu hồi đất đối với người dân bị thu hồi đất; Khả năng tiếp cận thông tin về Bảng giá đất địa phương của người dân bị thu hồi đất; Sự công khai về lợi ích và chi phí gây ra của các dự án cần thu hồi đất đối với người dân bị thu hồi đất.
Tính đáp ứng: Việc sử dụng cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các nhóm đối tượng khi tiến hành thu hồi đất; Sự phù hợp của chính sách, pháp luật và các quy định về thu hồi đất với yêu cầu thực tiễn; Khả năng khiếu nại, tố cáo của người dân bị thu hồi đất
Sự tham gia của người dân: Tính chất và mức độ tham gia của người dân và các bên liên quan (các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức dịch vụ công, các nhà khoa học, các chuyên gia và các đơn vị truyền thông) vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về thu hồi đất tại địa phương; Tính chất và mức độ tham gia của người dân và các bên liên quan (các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức dịch vụ công, các nhà khoa học, các chuyên gia và các đơn vị truyền thông) vào xây dựng Bảng giá đất tại địa phương; Sự đàm phán giữa cơ quan có thẩm quyền và người bị thu hồi đất về kế hoạch thu hồi đất; Sự đàm phán giữa cơ quan có thẩm quyền và người bị thu hồi đất về phương án bồi thường và hỗ trợ; Sự tham vấn các cơ quan độc lập, các chuyên gia để giúp đỡ những người bị thu hồi đất
Tính công bằng: Sự thỏa đáng của các khoản bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất; Sự công bằng của các khoản bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
Tính hiệu lực: Tính hiệu lực của việc chi trả các khoản bồi thường và hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi đất; Thời gian thanh toán các khoản bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất; Tính chất và thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân bị thu hồi đất.
Tính hiệu quả: Sử dụng ngân sách, nguồn lực, năng lực thể chế để thực hiện chính sách và pháp luật thu hồi đất tại địa phương; Sử dụng tài nguyên đất sau khi thu hồi.
Trách nhiệm giải trình: Sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý trong quá trình thu hồi đất; Sự kiểm tra và yêu cầu giải trình của người dân và các bên liên quan (các nhóm chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức dịch vụ công, các nhà khoa học, chuyên gia, các đơn vị truyền thông) đối với các cơ quan Nhà nước; Chế tài xử phạt khi các cơ quan Nhà nước không giải trình được.