Lược sử pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Từ trước tới nay, Nhà nước đã ban hành văn bản pháp pháp luật để điều chỉnh vấn đề thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn khác liền với đất như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai 2003; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hiện nay, Nhà nước đã kế thừa và ban hành nhiều nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Luật Đất đai năm 2013 và đã được chi tiết hóa tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Tuy nhiên các quy định về trình tự, thủ tục, chế tài thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hiệu quả áp dụng các quy định này còn tồn tại những hạn chế, bất cập cả về lý luận thực tiễn và hiệu quả áp dụng (vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể tại Chương 2 của Luận văn) do đó rất cần được nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống ở nước ta.

Pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi mang chiều hướng tích cực, tiến bộ. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, lúng túng. Nguyên nhân một phần do pháp luật về vấn đề này còn tồn đọng những hạn chế, chưa được quy định rõ ràng, chặt chẽ và thực tiễn lại vô cùng phức tạp. Thậm chí các trường hợp cấp sai đối tượng, sai mục đích, sai diện tích còn khá phổ biến. Đây chính là lý do cần thiết phải thu hồi giấy chứng nhận để đảm bảo tính công bằng, hợp lý và hợp pháp cho người có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.

Tiểu kết Chương 1

Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể, thiết thực, có hiệu quả, góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu về quản lý Nhà nước đối với đất đai, từ đó góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng VBQPPL, bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, của người sử dụng đất.

Chương 1 giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận và pháp lý về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, từ đó nêu ra những điểm nổi bật và riêng có về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương 1 cũng nêu ra những quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự thủ tục để tiến hành thu hồi giấy chứng nhận trong lĩnh vực này, đây là nền tảng lý luận, pháp lý quan trọng cho việc phân tích thực trạng thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên thực tế.

Đây là chương mang tính lý luận chung, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cũng là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này ở chương 2 và 3 của Luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)