dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng: cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cũng có thẩm quyền quyết định thu hồi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền của người sử dụng đất; là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người sử dụng đất. Thu hồi Giấy chứng nhận cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người người sử dụng đất.
Để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng cần quy định loại trừ việc Luật Đất đai đã quy định về thẩm quyền thu hồi và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo tác giả, khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có thể sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự thì có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền nếu các quyết định này xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết, trừ trường hợp luật khác có quy định khác về vấn đề này”.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền để tuyên bố hủy bỏ quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật thuộc về Tòa án. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trái pháp luật.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong công tác xét xử, chấm dứt tình trạng án dân sự sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật phải chuyển lên Tòa án cấp tỉnh như hiện nay, đồng thời, hạn chế sự ảnh hưởng hoạt động của UBND cấp có thẩm quyền cũng như giảm khối lượng án và áp lực khối lượng công việc tố tụng quá lớn mà Tòa án cấp sơ thẩm phải làm, tác giả kiến nghị về việc giải quyết vụ án có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật nên theo hướng như sau: Trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật (cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai,…) thì Tòa án phải ghi rõ nhận định trong bản án, quyết định giải quyết vụ án. Kèm theo đó, khi giải quyết vụ án, Tòa án không cần đưa cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (UBND có thẩm quyền) vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trừ trường hợp có đương sự yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do cấp giấy chứng nhận không đúng. Tòa án giải quyết vụ án, xác định chủ thể có quyền sử dụng đất. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (UBND cấp tỉnh và cấp huyện) căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đã cấp không đúng, đồng thời, cấp giấy chứng nhận mới cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án.
Theo đó, Điểm a, Khoản 4, Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cần được điều chỉnh như sau: Trường hợp Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, trong đó có kết luận về việc Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.