Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường ở tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 27 - 30)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường ở tỉnh An Giang An Giang

- An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia); là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Bên cạnh đó, An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua các lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo; là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước. Hằng năm, An Giang thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái, tạ lễ; có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí; có cả di chỉ nền văn hóa Óc Eo - Ba Thê; đặc biệt hơn cả An Giang là quê hương của Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Khu Lưu niệm của Bác tọa lạc trên vùng cù lao Ông Hổ xanh ngát ở giữa dòng sông Hậu.

- An Giang có đầy đủ các tiềm năng du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Số lượt khách du lịch tăng theo từng năm, cụ thể như: năm 2015 đón 6,3 triệu lượt khách, năm 2016 đón 6,7 triệu lượt khách, năm 2017 đón 7,3 triệu lượtkhách, năm 2018 đón gần 8,5 triệu lượt khách, năm 2019 đón 9,2 triệu lượt khách...Tuy nhiên, số khách lưu trú chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại chủ yếu là khách hành hương. Vấn đề này đặt ra tại sao du lịch An Giang chưa tạo được sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch được đánh giá là phát triển dựa trên tốc độ tăng trưởng khách du lịch, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách, đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP cả

nước. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để tăng số lượng khách du lịch và độ dài lưu trú của khách du lịch khi đến An Giang? Trong xu thế hội nhập như hiện nay, tỉnh An Giang muốn tận dụng tiềm năng sẵn có để đưa du lịch phát triển tương xứng tiềm năng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn, khu vui chơi giải trí,...để thu hút và giữ chân du khách khi đến tỉnh An Giang. Để giải quyết vấn đề trên cần đánh giá thực trạng hiện tại để đề ra giải pháp và định hướng chiến lược trong thời gian tới để đưa du lịch An Giang phát triển như mục tiêu Nghị quyết của tỉnh đã đề ra.

- An Giang là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Khu Lưu niệm của Bác tọa lạc tại Xã Mỹ Hòa Hưng nơi có dòng sông Hậu xanh ngát. An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc anh em gồm: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam; Khu di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp; Khu du lịch cấp địa phương Núi Cấm; hội đua bò Bảy Núi An Giang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; có cả di chỉ nền văn hóa Óc Eo - Ba Thê; có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí; Khu du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư.

- An Giang có ẩm thực đa dạng, phong phú nhưng vẫn tạo được hương vị đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ: Mắm Châu Đốc, Tung lò mò Châu Phong, đường Thốt Nốt, Gỏi Sầu đâu khô sặc, lẩu mắm Châu Đốc, Bún cá, bánh bò Thốt Nốt, bánh tằm bì Tân Châu, bánh xèo, xôi xiêm... Với những thuận lợi như trên An Giang cho thấy tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém, nhỏ hẹp đang là một thách thức và rào cản cho phát triển du lịch của tỉnh.

-Tỉnh An Giang có ranh giới: Đông, Đông-bắc: giáp tỉnh Đồng Tháp; Nam: giáp Cần Thơ; Tây: giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc, Tây - bắc giáp Vương quốc Campuchia, có đường biên giới khoảng 100 km. An Giang có Quốc lộ 91 và 80 nối

liền từ Đông sang Tây giáp với Vương quốc Campuchia. Hệ thống sông Mêkông có 2 con sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang và đổ ra biển Đông. Tỉnh còn có cảng Mỹ Thới nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam và quốc tế. An Giang còn là 1 trong 4 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm thứ 5 của quốc gia, là trung tâm kinh tế thương mại của vùng và khu vực. Đồng thời, là cửa ngõ giao thương với các nước khu vực ASEAN như: Campuchia, Lào và Thái Lan.

- Dân số: An Giang là một trong những tỉnh đông dân nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng dân số 2.164.200 người. Trong đó, dân số sống ở thành thị chiếm 31,6%, nông thôn chiếm 68,4 %.

- Dân tộc: An Giang có 4 dân tộc anh em gồm: Kinh 94.47%; Khơmer 4.17%; Hoa 0.75% và Chăm 0.61%.

- Dân cư: được phân bổ theo tuyến, theo ba vùng và không đồng đều: + Vùng thành phố, thị xã, thị trấn: dân cư đông và tập trung theo cụm. + Vùng cù lao (4 huyện giữa sông Tiền và sông Hậu) dân cư tương đối đông, tập trung theo tuyến sông rạch và đường giao thông.

+ Vùng sâu khu tứ giác Long Xuyên và vùng Bảy núi dân cư thưa thớt. - Về tôn giáo: do tính đặc thù trong quá trình lịch sử phát triển nên hiện tại An Giang tồn tại rất nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo. Trong đó, Phật giáo Hòa Hảo đã và đang ảnh hưởng lớn trong phạm vi toàn tỉnh và có nhiều tín đồ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. An Giang còn là nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu và những thắng cảnh nổi tiếng.

-Về kinh tế: An Giang xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lúa một vụ, lương thực thiếu, đời sống dân cư hết sức khó khăn, trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa. Tiềm năng lớn của An Giang là phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ du lịch,…Theo báo cáo chính trị tại Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020 đã đánh giá: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm đạt 5,25%. Quy mô nền kinh tế tăng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,03 triệu

đồng/người/năm. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng và phát triển nông nghiệp của An Giang theo hướng công nghệ cao.

Các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, xây dựng, dịch vụ, lưu trú ăn uống, thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, nghệ thuật vui chơi giải trí hàng năm đều tăng. Cụ thể theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh An Giang lĩnh vực nông lâm thủy sản có mức tăng trưởng khá tăng từ 17,340,0 (2016) lên 17,826,4 (năm 2018), lĩnh vực dịch vụ, lưu trú ăn uống tăng mạnh từ 2,806,4 (2018) lên 3,395,9. Chất lượng giáo dục và đào tạo cũng đứng trong top 10 cả nước và đứng đầu Đồng bằng Sông Cửu Long 04 năm liền (2017 – 2020). Chất lượng, trình độ lao động xã hội được nâng lên. Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm triển khai.

Bảng 2.1: Thống kê tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo ngành kinh tế từ năm 2015 đến năm 2018.

Năm Chỉ tiêu (tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

17,340,0 17,409,1 17,505,5 17,826,4

Xây dựng 1,539,8 1,669,3 1,766,9 1,937,5

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 2,806,4 2,945,4 3,159,0 3,395,9 Thông tin và truyền

thông

1,407,0 1,508,8 1,603,4 1,709,3

Giáo dục và đào tạo 2,623,5 2,776,2 2,941,1 3,121,4 Nghệ thuật, vui chơi,

giải trí

903,7 954,8 1,000,4 1,063,0

Nguồn từ số liệu thống kê của cục Thống kê tỉnh An Giang [ 6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)