Duy trì thực hiện chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 40 - 42)

Để cho chính sách phát triển du lịch được thực hiện tốt, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan triển khai Đề án, Chương trình, Kế hoạch. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch từng năm của ngành.

Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 59/CTr- UBND, ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu hút đầu tư 26 dự án với tổng mức đầu tư hơn 6.486 tỷ đồng. Trong

đó, một số dự án tập trung vào các khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng như: Công viên trò chơi Núi Cấm, Khu du lịch văn hóa tâm linh - cáp treo Bà Chúa Xứ, Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Trà Sư, Khu vui chơi giải trí Hải Đến, khu nghỉ dưỡng Sang Như Ngọc (Núi Cấm)…Nhìn chung, qua các năm triển khai thực hiện các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp; Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng thông thoáng và mở rộng; Hạ tầng thông tin phục vụ du lịch luôn được nâng cấp, bắt kịp xu hướng và dần được phủ sóng trên diện rộng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực tham mưu UBND tỉnh thực hiện hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 01 khu du lịch quốc gia, UBND tỉnh công nhận 01 khu du lịch địa phương và 02 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Hiệp hội du lịch An Giang ra đời từ năm 2014. Công tác phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang đến với du khách trên các kênh truyền thông đại chúng trong và ngoài nước được quan tâm thực hiện. Công tác hợp tác, phát triển du lịch cũng được đẩy mạnh xúc tiến, ký kết giữa An Giang và nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nguồn nhân lực du lịch được quan tâm đào tạo, góp phần nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực du lịch của An Giang, hình thành môi trường du lịch chuyên nghiệp và chất lượng trong lòng du khách.

Tập trung nguồn lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh là Núi Sam - Núi Cấm - Khu Siêu thị biên giới Tịnh Biên. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch Núi Sam, nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các khu, điểm du lịch khác phát triển như: rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, Núi Tô, Ba Chúc, Ô Tà Sóc… xúc tiến việc đầu tư Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu Di tích Văn hóa Óc Eo.Hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông

Cửu Long được Chính phủ quan tâm đầu tư giai đoạn 2016-2020; trong đó, cầu Vàm Cống đã được đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)