Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển DL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 34 - 36)

Thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ -TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh

tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nền tảng đưa An Giang trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch hấp dẫn của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để đưa du lịch An Giang trở thành một trở thành một điểm đến hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch để tiến kịp các địa phương trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh An Giang xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ lâu dài, là trách nhiệm chung của toàn Đảng bộ, các cấp, các ngành và toàn dân.Vì vậy, chính quyền địa phương, cấp ủy Đảng đã chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch nhằm để: Phấn đấu đưa An Giang vào vùng trọng điểm du lịch quốc gia, xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch An Giang; Gắn phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường. Liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, quốc gia và quốc tế trong phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề phát triển du lịch như: nguồn vốn đầu tư, thu hút các nguồn đầu tư xã hội hóa, xây dựng các thương hiệu du lịch, sản phẩm du lịch, các quy định về huy động các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp....các Sở, ban ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, nghị quyết, đề án phát triển du lịch hoặc lồng ghép các chương trình, kế hoạch với nhiệm vụ phát triển của ngành, đơn vị, cụ thể như sau:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”;

- Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";

- Quyết định số 1008/QĐ- UBND, ngày 01/7/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịchtỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2879/QĐ-UBND, ngày 29/9/2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ, giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai Chương trình hành động tại địa phương. Quy hoạch phát triển du lịch 3 xã Cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030). Quy hoạch phát triển du lịch Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030). Nhìn chung, để xây dựng và thực thi chính sách phát triển du lịch đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh, Đảng bộ An Giang đã tích cực xây dựng và thực hiện nhiều chính sách về phát triển du lịch để đưa du lịch An Giang trở thành trung tâm văn hóa - du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)