Mục tiêu để thực hiện chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 57 - 58)

- Xây dựng du lịch An Giang trở thành một điểm đến hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch để tiến kịp các địa phương trong khu vực. Phấn đấu đưa An Giang vào vùng trọng điểm du lịch quốc gia, xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch An Giang.

- Huy động các nguồn lực đầu tư để tăng nhanh số lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp... để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách; đẩy nhanh tiến độ các dự án có quy mô lớn gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên du lịch, bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương An Giang.

- Xây dựng hạ tầng du lịch để tạo động lực cho ngành du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.

- Xây dựng hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tỉnh, có chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh; phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” (spiritual and cultural tourism) trọng điểm của cả nước.

- Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch vừa đảm bảo khai thác lợi thế vùng giáp biên vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới.

- Đổi mới mạnh mẽ phương thức kêu gọi đầu tư trong phát triển hạ tầng du lịch; trong đó chú trọng áp dụng hình thức xã hội hóa như PPP, BOT, BT trong đầu tư hạ tầng du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 57 - 58)