Các loại hình du lịchtỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

An Giang là một tỉnh có tiềm năng về du lịch hơn hẳn so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, du lịch tâm linh ngày càng phát triển, và An Giang nổi tiếng với Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, vùng Thất Sơn huyền bí là một lợi thế nổi trội so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Vì vậy, hiện tại chính quyền địa phương đang xây dựng các loại hình du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đô thị.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay để phát triển du lịch tâm linh có Khu du lịch Quốc gia Núi Sam, Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Chùa Tây An, Vùng Thất Sơn huyền bí. Du lịch sinh thái có rừng Tràm Trà Sư, thung lũng Cô Tô, Búng Bình Thiên,...

Các loại hình du lịch có thể phát triển như:

- DL công vụ, thương mại, hội nghị, triển lãm, hội thảo.

- DL tham quan, nghiên cứu sông nước đồng bằng sông Cửu Long. - DL Văn hóa lễ hội và tâm linh.

- DL nghỉ dưỡng thể thao, vui chơi giải trí. - DL mua sắm

- DL sinh thái, cắm trại.

DL nghỉ dưỡng và kết hợp với quy hoạch các sản phẩm phục vụ du khách như sử dụng các sản phẩm từ dược liệu để tắm, xông hơi,...Hiện tại tỉnh cũng đang đầu tư xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển DL, bên cạnh đó các cây dược liệu quý hiếm cũng đang được đầu tư để phát triển. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu hút đầu tư 25 dự án với tổng mức đầu tư hơn 6.328 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án tập trung vào các khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng như: Công viên trò chơi Núi Cấm, Khu du lịch văn hóa tâm linh - cáp treo Bà Chúa Xứ, Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Trà Sư, Khu vui chơi giải trí Hải Đến, khu nghỉ dưỡng Sang Như Ngọc (Núi Cấm)…

An Giang có các làng nghề truyền thống như: làng chổi ở Các khu mua sắm có chợ Tịnh Biên, làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa (Tân Châu), làng nghề gạch ngói (Châu Phú), làng nghề lưỡi câu (Phú Hòa), nghề rèn (Phú Mỹ, Phú Tân), nghề vẽ tranh trên kiếng ( Long Điền B, Mỹ Luông, Chợ Mới), nghề mộc trạm trổ (Chợ Thủ, Chợ Mới), làng nghề lộp Cua (Mỹ Đức, Châu Phú), làng nghề đường Thốt Nốt (An Phú), làng nghề se nhang (Bình Đức, Long Xuyên), làng nghề bánh tráng (Mỹ Khánh, Long Xuyên), làng nghề bánh phồng nếp (Phú Mỹ, Phú Tân), làng nghề đan lát (Long Giang, Chợ Mới), đan giỏ (Tấn Mỹ, Chợ Mới), Chằm nón lá ( Hội An, Chợ Mới), làng nghề mắm (Châu Đốc), làng nghề dệt Thổ Cẩm (Vân Giáo, Tịnh Biên),...

Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang trong giai đoạn 2015 - 2020 tổng lượt khách đến An Giang ước thực hiện tăng hơn so với kế hoạch đã đề ra, cụ thể: số lượt khách đến theo kế hoạch là 45 triệu lượt khách nhưng số liệu thực hiện lại tăng hơn so với kế hoạch là 47 triệu lượt khách, tăng 105%. Số lượt khách quốc tế theo kế hoạch là 617 triệu lượt khách, thực tế là 635 triệu tăng gần 2 ngàn lượt. Số lượt khách lưu trú và khách nội địa lưu trú đều tăng và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Bảng 2.2 Số lượt khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2015-2020:

TT Nội dung Đơn vị tính

Giai đoạn 2015-2020 Thực hiện giai đoạn 2015-2020 Đạt tỷ lệ % 1 Tổng lượt khách đến Lượt khách 45.450.000 47.750.000 105% 1.1 Khách lưu trú Lượt khách 5.540.000 5.880.000 106% 1.2 Khách Quốc tế lưu trú Lượt khách 617.000 635.000 103% 1.3 Khách nội địa lưu trú Lượt khách 4.923.000 5.245.000 107% Nguồn số liệu tổng hợp từ báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)