Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 66 - 71)

- Hỗ trợ cho các ngành nghề trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như: các làng nghề, các làng sản phẩm du lịch. Ngoài ra cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp gián tiếp tham gia từ đó hỗ trợ kinh tế cho địa phương.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương là nhân tố đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển về dài lâu, mang tính bền vững.

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, có hệ thống giữa các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long về thực trạng, tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch để xây dựng kế hoạch dài hạn để xây dựng các sản phẩm du lịch

đặc thù của tỉnh, khai thác lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh và đảm bảo gắn với nhu cầu thị trường.

- Xây dựng cơ chế, chính sách điều phối liên kết vùng về phát triển du lịch. Tăng cường hợp tác liên kết và tham vấn các cơ quan quản lý, tư vấn cấp vùng để xây dựng du lịch phát triển theo hướng đặc thù.

- Cần tăng cường tuyên truyền chính sách phát triển về du lịch đến người dân địa phương. Đảm bảo môi trường du lịch không bị ô nhiễm, không cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật, không xả rác bừa bãi khi du lịch phát triển. Xây dựng du lịch phát triển theo hướng dài lâu để đảm bảo tính bền vững.

- Thực hiện các khảo sát, đánh giá tác động của môi trường khi thực hiện dự án đầu tư về du lịch. Tránh tình trạng xây dựng xong đưa vào sử dụng lại gây ra tác động không nhỏ về môi trường. Khuyến khích, quảng bá các loại hình du lịch thân thiện với môi trường.

- Xây dựng quy định, quy chế về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về quy chế, quy định để các cơ sở kinh doanh hiểu rõ và thực hiện. Đồng thời, có chế độ chế tài đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm để bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường không bị ô nhiễm.

- Tổ chức các cuộc thi tái chế đồ sử dụng để góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra sân chơi cho du khách.

- Tiến hành khảo sát địa hình tại các khu, điểm du lịch để xây dựng các hoạt động vui chơi giải trí thu hút du khách trong điều kiện sẵn có như: tổ chức cuộc thi leo núi, chèo thuyền, đua xe đạp,…

- Tổ chức các lớp tập huấn về văn hóa, ẩm thực để cộng đồng dân cư tham gia hiểu hơn nhiều phong tục tập quán của các vùng, miền trong và ngoài nước đảm bảo văn hóa ứng xử phục vụ cho khách du lịch.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, lễ hội, sự kiện cần xây dựng chuyên nghiệp và bài bản thể hiện sự chuyên môn để thu hút du khách trong và ngoài nước.

- Cần liên kết giữa các ngành từ tỉnh đến huyện để xây dựng chính sách đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống với các hoạt động văn hóa lễ hội, văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. Tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp du lịch để hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về kỹ năng giao tiếp, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Thông qua đó để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của du khách về sở thích, thói quen mua sắm, các hoạt động du lịch để đào tạo người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, hỗ trợ, đầu tư và quảng bá các sản phẩm du lịch, làng nghề của tỉnh để du khách có thể tham gia khi đến du lịch. Điều này vừa tạo dấu ấn, thu hút du khách vừa bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của các làng nghề trong tỉnh.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào thực trạng ở Chương 2 và trên cơ sở tình hình phát triển du lịch trong nước cũng như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, học viên đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình phát triển du lịch của tỉnh An Giang trong thời gian tới. Chẳng hạn như: Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, tăng cường các hoạt động quảng bá về khu, điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường các nguồn lực để phục vụ cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch, nâng cao trình độ năng lực và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch, nâng cao năng lực của các ngành các cấp từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và sự phối hợp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh, tăng cường các công cụ thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh, cụ thể hóa các quy định chính sách phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương...

KẾT LUẬN

Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Nó góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân, bảo tồn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc thực hiện chính sách PTDL trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay đạt được một số thành tựu nhất định. Do An Giang có nhiều khu điểm DL mang tính tâm linh, nghỉ dưỡng,...Trong giai đoạn 2015 - 2019, việc thực hiện chính sách PTDL trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả như: cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút được nhiều vốn đầu tư, sản phẩm DL phong phú và đa dạng, số lượt khách trong nước và quốc tế tăng, doanh thu từ hoạt động DL tăng. Tuy nhiên, trong năm 2020 và 2021, do tác động của đại dịch Covid-19 cùng với các biên pháp phong tỏa và hạn chế đi lại, hoạt động DL suy giảm mạnh mẽ. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách PTDL của tỉnh An Giang trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế như về năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu của cán bộ; nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng; công tác xúc tiến quảng cáo chưa thực sự hiệu quả…Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân cũng như đánh giá bối cảnh du lịch trong nước và khu vực, luận văn đã đề ra 8 nhóm giải pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách du lịch của tỉnh nhằm đạt được Chương trình Nghị quyết đã đề ra. Chẳng hạn như: Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về DL, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ PTDL, tăng cường các hoạt động quảng bá về khu, điểm DL trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường các nguồn lực để phục vụ cho việc thực hiện chính sách PTDL, nâng cao trình độ năng lực và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách PTDL, nâng cao năng lực của các ngành các cấp từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và sự phối hợp trong thực hiện chính sách PTDL của tỉnh, tăng cường các công cụ thực hiện chính sách PTDL của tỉnh, cụ thể hóa các quy định chính sách PTDL phù hợp với tình hình thực tế của địa phương...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 66 - 71)