Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 43 - 49)

- Thứ nhất là về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách PTDL:

UBND tỉnh đã tổ chức triển khai Chương trình hành động số 59/CTr-UBND, với hơn 130 đại biểu trong và tỉnh tham dự, đồng thời cũng ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Chương trình như:

+ Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

+ Kế hoạch số 397/KH-UBND ngày 5/7/2017 về phát triển hạ tầng giao thông và vận tải trong phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

+ Quyết định 113/QĐ-UBND ngày 12/04/2017 về việc ban hành Kế hoạch liên tịch phối hợp trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ thương mại và kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020.

+ Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 7/8/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

+ Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

+ Kế hoạch số 07-KH/BAG ngày 31/05/2017 của Báo An Giang về việc thực hiện Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

-Thứ hai phổ biến, tuyên truyền chính sách PTDL của tỉnh được đẩy mạnh trên trang du lịch của Cổng thông tin điện tử (Website) của Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư, qua báo, đài, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Fanpage,..Phát hành và tái bản các ấn phẩm để quảng bá về hình ảnh du lịch tỉnh An Giang. Tham gia các Hội chợ DL, Hội chợ Thương mại, Liên hoan ẩm thực do các đơn vị trong nước tổ chức. Tổ chức thành công các hoạt động về du lịch trong khuôn khổ tháng DL An Giang và tổ chức Hội thảo “ Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang” với hơn 200 đại biểu tham dự. Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa lãnh đạo 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh.

-Thứ ba, phân công, phối hợp với các bên liên quan: Phối hợp với Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình kích cầu du lịch An Giang- Tp. Hồ Chí Minh nhằm kết nối và ký hợp đồng liên kết tour, tuyến DL. Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động nằm trong chuỗi Hội thảo “Phát triển DL Việt Nam bền vững từ góc độ đa ngành và đa chiều”. Phối hợp với Tổng cục Du lịch và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội thỏa “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.

+ Việc phân công Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh cũng mang lại kết quả. Hiện tại tỉnh An Giang đã thu hút đầu tư 25 dự án với tổng mức đầu tư hơn 6.328 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án tập trung vào các

khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng như: Công viên trò chơi Núi Cấm, Khu du lịch văn hóa tâm linh - cáp treo Bà Chúa Xứ, Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Trà Sư, Khu vui chơi giải trí Hải Đến, khu nghỉ dưỡng Sang Như Ngọc (Núi Cấm)…

+ Sở Giao thông Vận tải được phân công chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, qua thực hiện các tuyến đường được mở rộng. Cụ thể: Theo báo cáo số liệu sơ kết 02 năm của UBND tỉnh An Giang về thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cụ thể như sau:

Về đường bộ: Hiện naycác tuyến đường đang thực hiện đầu tư như: Tuyến đường tỉnh 948 dài 20 km. Tuyến đường tỉnh 945: đầu tư nâng cấp mở rộng 21,15 km, tổng mức đầu tư 994.699 triệu đồng. Tuyến đường này kết nối từ Quốc lộ 91 huyện Châu Phú qua Tịnh Biên - Tri Tôn – Thoại Sơn kết nối vào đường hành lang ven biển huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang, vừa phục vụ an ninh quốc phòng kết hợp đê ngăn lũ vùng tứ giác Long Xuyên vừa phục vụ du lịch.

Về đường thủy:

Trên địa bàn tỉnh có trên 2.430 km đường thủy nội địa. Hệ thống kết nối đường thủy và đường bộ bao gồm có 01 cảng biển, 06 cảng thủy nội địa, trong đó có cảng thủy nội địa hành khách. Hệ thống đường thủy và cảng thủy nội địa vừa đóng vai trò giao thông thủy vừa là tiềm năng phát triển du lịch, đặt biệt là 02 tuyến đường thủy sông Tiền, sông Hậu và cảng hành khách Châu Đốc.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Kết quả thực hiện như sau:

* Công tác quy hoạch xây dựng khu, điểm du lịch: các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang đã được thẩm định và phê duyệt như: Hồ Soài So, Búng Bình Thiên, Cồn Phó Ba, Khu Bắc Miếu Bà, Khu du lịch sinh thái Bãi

bồi Vĩnh Mỹ... Cấp phép xây dựng cho 8 dự án du lịch: Khách sạn Lara, khách sạn Hạnh Phát, Trung tâm Hội nghị - tiệc cưới Marina Plaza...Hiện tại, tỉnh đã hoàn thành 3 quy hoạch khu, điểm du lịch cấp quốc gia và cấp tỉnh: Cấp tỉnh: Quy hoạch phát triển Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển du lịch ba xã Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cấp quốc gia: Quyết định 2098/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 13/7/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Khu du lịch Núi Sam là khu du lịch cấp quốc gia (Quyết định số 2646/QĐ- BVHTTDL). Công nhận 02 khu du lịch cấp địa phương là Khu du lịch Núi Sam và Núi Cấm, 02 điểm du lịch: điểm du lịch Đồi Tức dụp, Điểm du lịch rừng tràm Trà Sư (phần 159 ha). Đồng thời, ngày 13/7/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Khu du lịch Núi Sam là khu du lịch cấp quốc gia (Quyết định số 2646/QĐ-BVHTTDL).

* Về sản phẩm du lịch

Tỉnh đang tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu riêng của tỉnh để tạo sức thu hút với du khách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các sản phẩm như: Gạo Nàng Nhen, mắm Châu Đốc, khô cá lóc Thoại Sơn, đường thốt nốt Tịnh Biên, nhãn Mỹ Đức, xoài 3 màu Chợ Mới, bánh xèo Núi Cấm, gà đốt Ô Thum, bò Núi Sam, bún nước lèo Châu Đốc,...

* Khách du lịch

Thị trường khách du lịch đến An Giang thời gian qua có nhiều biến động. Chủ yếu là khách hành hương, lưu trú ngắn. Mặc dù, An Giang có nhiều địa điểm du lịch nhưng không có các khu vui chơi giải trí để giữ chân du khách. Trong giai đoạn 2015-2019, số lượt khách du lịch đến An Giang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, số lượt

khách du lịch cả trong nước và quốc tế đều giảm mạnh. Chẳng hạn như năm 2018 số lượt khách đến An Giang là 8,5 triệu đến năm 2019 số lượt khách tăng lên 9,2 triệu. Trong đó, số lượt khách quốc tế đến An Giang tăng theo từng năm từ 7,3 triệu lượt khách (2015) lên 120 triệu lượt khách (2019) điều đó chứng tỏ An Giang có khả năng thu hút và giữ chân khách quốc tế. Số lượt khách lưu trú tại các nhà trọ và nhà nghỉ so với các cơ sở lưu trú đạt chuẩn có sự chuyển dịch thể hiện cụ thể ở năm 2018: số lượt khách tại các cơ sở lưu trú tăng từ 50 triệu (2017) lên 650 triệu (2018). Cùng thời điểm đó số lượt khách tại các nhà nghỉ, nhà trọ từ 550 triệu lượt khách xuống còn 350 triệu lượt khách. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 sẽ là một năm mà ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của dịch bệnh Covid – 19.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động du lịch từ năm 2015 đến năm 2020

Nội dung Đơn vị

tính Năm 2015 Năm 2016 Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng lượt khách đến khách Lượt 6.000.000 6.250.000 7.300.000 8.500.000 9.200.000 6.500.000 Tổng lượt khách thống kê tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn Lượt khách 40.000 40.000 50.000 650.000 700.000 300.000 Tổng lượt khách thống kê tại các nhà nghỉ, nhà trọ khác Lượt khách 500.000 500.000 550.000 350.000 500.000 430.000 Lượt khách quốc tế Lượt khách 73.000 70.000 75.000 100.000 120.000 15.000 Doanh thu từ hoạt động du lịch Tỷ đồng 1.550.000 3.200.000 3.700.000 4.800.000 5.500.000 4.000.000

Theo nguồn tổng hợp số liệu từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang từ năm 2015-2020 [ 18].

Theo số liệu thống kê, năm 2019, doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh An Giang đã đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 14,85% so với năm 2018 và đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng và mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó ngành du lịch chịu tác động nghiêm trọng nhất. Cùng với sự sụt giảm về lượt khách du lịch thì doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh cũng giảm mạnh.

+ Công an tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo trật tự và môi trường tại các khu điểm DL. Tình trạng chèo, kéo tại các khu, điểm du lịch đã hạn chế. Vì vậy, hình ảnh DL của tỉnh đã nâng lên.

-Thứ tư, duy trì thực hiện chính sách PTDL: việc duy trì thực hiện chính sách cũng được Tỉnh ủy, UBND quan tâm chỉ đạo và theo dõi như kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách PTDL của tỉnh. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện sáp nhập các phòng, ban và đơn vị trực thuộc của Sở để tăng cường cho các phòng chuyên môn đội ngũ cán bộ tham mưu có trình độ, đáp ứng yêu cầu và tình hình hiện nay. Lập hồ sơ đề nghị công nhận 01 khu du lịch quốc gia, 01 khu DL địa phương, 02 điểm DL trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đã được công nhận.

- Thứ năm, điều chình chính sách: trong điều kiện tình hình dịch bệnh như hiện nay. Cuối năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tham mưu tổ chức Hội thảo thực hiện chính sách kích cầu DL nhằm kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư và thu hút người dân đi DL tại tỉnh. Việc sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn và tiến hành tổng kết giai đoạn 1 của Chương trình hành động số 59 cũng góp phần chỉ ra các ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách PTDL của tỉnh. Từ đó, tạo tiền đề và cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và hạn chế những thiếu sót khi thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình hành động số 59. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã phối hợp với UBND

các huyện, thị, thành để tập huấn kiến thức văn minh du lịch cho cộng đồng tại các khu, điểm DL hay tổ chức tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà dân.

- Thứ sáu, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách PTDL của tỉnh từ khi thực hiện Nghị quyết số 08 và Chương trình hành động số 59 cũng được quan tâm thực hiện. Công tác thanh kiểm tra các khu, điểm DL, doanh nghiệp, công ty DL, khách sạn, nhà nghỉ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành theo việc xây dựng kế hoạch hằng năm. Hiện nay, Sở VHTTDL tích cực phối hợp với các trường Đại học, các chuyên gia để triển khai những dự án nghiên cứu khoa học về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với PTDL trên địa bàn tỉnh.

-Thứ bảy, đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách PTDL: Hàng năm, Sở VHTTDL đều có báo cáo tổng kết hoạt động, trong đó đã tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn. Thông qua đó tổ chức các Hội nghị để tiếp thu và lắng nghe ý kiến của UBND các huyện, thị xã, thành phố để đúc kết thực tiễn, đề ra giải pháp thích hợp cho những năm tiếp theo. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan cũng thực hiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho UBND tỉnh thông qua các báo cáo hàng tuần, tháng, quý và năm. Qua đó, cũng nêu những hạn chế và ưu điểm trong quá trình thực hiện chính sách PTDL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)