theo từng điều kiện của các huyện, thị xã, thành phố để xây dựng kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay. Cần định kỳ sơ kết, tổng kết để rút ra những mặt làm được và chưa được trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, phát triển du lịch; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch. Đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội trong phát triển du lịch tại các địa phương, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh...
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm huy động nguồn lực tập trung xây dựng các khu vực trọng điểm; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sông nước gắn với du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng... nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, bền vững.
3.2.3.3 Tăng cường các công cụ thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh lịch của tỉnh
Tiến hành rà soát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy hoạch của tỉnh, phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp để điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần điều chỉnh và hạn chế làm cơ sở để công tác quy hoạch mang lại hiệu quả cao. Quy hoạch về phát triển du lịch phải đáp ứng yêu cầu hiện tại và dài lâu đảm bảo tính bền vững, tuân thủ các quy định, quy trình về quy hoạch. Đồng thời, phải đảm bảo quy hoạch thực hiện đúng với thời gian đã đề ra.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, triển khai thực hiện khung Đề án An Giang điện tử giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Áp dụng triệt để các công nghệ 4.0 trong ngành du
lịch để tăng cường tương tác, trải nghiệm, khám phá của du khách. Xây dựng cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ du khách. Tăng cường tiện ích, tối ưu hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu du lịch tập trung của tỉnh đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp với các hệ thống khác. Kết hợp chặt chẽ chính quyền, du khách, doanh nghiệp tạo nên một hệ sinh thái tương hỗ trong ngành du lịch, tăng cường xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp. Kết nối các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan nhà nước trong thương mại điện tử.Ưu tiên phát wifi miễn phí tại các điểm giáp với An Giang.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch đã ký kết; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết về du lịch với các tỉnh, thành và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước và quốc tế. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá gắn với sản phẩm,nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn khiêm tốn; chưa tạo được quỹ đất sạch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh nhằm kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ du lịch.
-Thực hiện phối hợp các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng....để điều chỉnh các văn ban phù hợp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch. Nhằm đảm bảo vừa tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, vừa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, một số loại phí, lệ phí,...các thủ tục hành chính thực hiện nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh. Nhằm để khuyến khích, thu hút đầu tư về phát triển hạ tầng du lịch. Thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện trong công tác xây dựng, sử dụng đất đai đảm bảo tạo môi trường thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án
đúng tiến độ đã đề ra và đúng quy định pháp luật. Kịp thời xử lý các trường hợp sử dụng tài nguyên du lịch, đất đai, xây dựng không đúng như đã phê duyệt, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.