Một số hạn chế trong việc triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 50 - 55)

triển du lịch tại tỉnh An Giang

-Thứ nhất về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu của cán bộ tham mưu còn hạn chế, chưa tạo ra bước đột phá trong công việc được phân công. Tính tiên phong, gương mẫu ý thức trách nhiệm, khát vọng vươn lên, năng lực thực tiễn

của cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa ngang tầm nhiệm vụ nên công tác tham mưu, đề xuất chưa mang lại hiệu quả cao.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần phải xây dựng kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn và thực hiện điều chỉnh, bổ sung kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế. Ở giai đoạn 2 của Chương trình hành động số 59 của tỉnh, cần cập nhật tình hình thế giới biến động, chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh và hiện nay là tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn ra trên khắp thế giới. Cần phải có giải pháp phù hợp để đối phó với tình hình dịch bệnh như hiện nay. Bởi du lịch là một ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của ngành du lịch tỉnh An Giang còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Bởi An Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo cùng chung sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua các lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo; là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước.

-Thứ hai về phổ biến, tuyên truyền chính sách

Công tác nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả chưa mang tính kịp thời, công tác dân vận, tuyên truyền còn chậm, chưa có sự tương tác giữa người làm công tác tuyên truyền và người được tuyên truyền. Các ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến chưa thu hút được khách du lịch.

-Thứ ba về phân công, phối hợp các bên liên quan

Việc phân công, phối hợp để thực hiện chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

-Thứ tư về duy trì thực hiện chính sách

Mặc dù chính sách phát triển du lịch của tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra. Các kế hoạch về phát triển du lịch được triển khai như:

+ Quyết định số 1954/QĐ-UBND, ngày 21/06/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

+ Kế hoạch số 397/KH-UBND, ngày 5/7/2017 về phát triển hạ tầng giao thông và vận tải trong phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

+ Quyết định số 2384/QĐ-UBND, ngày 7/8/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

+ Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ, giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020.

+ Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

+ Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ- HĐND ngày 19/7/2018 ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang, trong đó quy định một số nội dung về hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh sau khi các tổ chức, cá nhân hoàn thiện dự án đầu tư và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai Chương trình hành động số 59/CTr-UBND tại địa phương.

Tuy nhiên, mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 là “vừa thu hút, vừa giữ chân du khách” chưa đạt được như Chương trình hành động số 59, giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra.

-Thứ năm về điều chỉnh chính sách: Vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp để điều chỉnh việc thực hiện chính sách phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

-Thứ sáu về theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách PTDL tại tỉnh An Giang

Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh An Giang còn mang tính hình thức, chưa có báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ nhưng chưa hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch.

-Thứ bảy về đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách

Qua 02 năm thực hiện chính phát triển du lịch, tỉnh cũng đã tiến hành sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tổng kết Chương trình hành động số 59-CTr-UBND của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 (2020 - 2025) của Chương trình hành động số 59. Tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, hằng năm tỉnh cũng tiến hành tổ chức các hội nghị tổng kết để đánh giá lại tình hình thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Qua đó, rút ra những mặt còn hạn chế để điều chỉnh cho chính sách phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Tiểu kết chương 2

Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh là quan trọng, là yếu tố then chốt giúp cải thiện đời sống người dân, tăng nguồn thu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảng ủy, chính quyền các cấp đã ban hành hàng loạt các văn bản, chính sách, kế hoạch,...nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, cải thiện hệ thống giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, hiện nay tình hình phát triển du lịch của tỉnh An Giang còn nhiều bất cập; kết cấu hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ chưa đồng bộ nên chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. Số lượng du khách còn ít, thời gian lưu trú ngắn; các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, nhất là vào những mùa cao điểm hoặc khi tổ chức những sự kiện lớn. Việc tổ chức hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp; các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng thấp và chưa đủ sức hấp dẫn du khách. Xã hội hóa hoạt động du lịch, sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu. Vì vậy, cần thiết phải có một giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay.

Xác định những hạn chế và nguyên nhân của quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)