1.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân; là nhân tố đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng khơng tăng thêm mà có xu hướng giảm đi.
1.2.2. Cung tiền
Những nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã dùng Thuyết số lượng tiền của nhà kinh tế Mỹ Irving Fisher để giải thích cho những nguyên nhân gây ra lạm phát từ tiền tệ như sau:
M*V = P*T (1.1)
Trong đó: M là khối lượng cung tiền; V là vòng quay của tiền; P là mức giá
chung trong nền kinh tế; T là khối lượng giao dịch thực (the real volume of transactions), với giả thuyết T này bằng với sản lượng trong nền kinh tế là Y.
Đường tổng cung AS được giả định cho trước và ở mức tồn dụng hay nói cách khác sản lượng đang ở trạng thái cân bằng dài hạn ta sẽ có:
AS = Y (1.2)
Với Y là tổng sản lượng thực được cho bởi hàm sản xuất trong dài hạn. Đường tổng cầu AD được xác định như sau:
AD = (M*V)/P (1.3)
Cân bằng trong thị trường hàng hóa và dịch vụ: AS = AD, từ đó ta có:
M*V = P*Y (1.4)
Từ phương trình (1.4), ta có phương trình số được viết dưới dạng phần trăm thay đổi như sau: lnM + lnV = lnP + lnY
% thay đổi M + % thay đổi V = % thay đổi P + % thay đổi Y
Hay % thay đổi P = % thay đổi M + % thay đổi V - % thay đổi Y
Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển giả định rằng V là một hằng số không thay đổi trong ngắn hạn (bởi vì giá trị này phụ thuộc vào sự phát triển của một hệ thống tài chính mà điều này khơng phải thay đổi nhanh chóng).
Fisher đã đưa thêm một giả định là Y là hằng số trong dài hạn.
Với giả thuyết V khơng đổi thì bất cứ sự gia tăng nào trong cung tiền cũng làm tăng GDP danh nghĩa. Vì các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định mức GDP thực tế và xem GDP thực tế không đổi nên mọi sự thay đổi GDP danh nghĩa phải thể hiện sự thay đổi mức giá. Hay nói cách khác phần trăm tăng của giá, hay tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng phần trăm tăng lên của cung tiền trong dài hạn. (N.Gregory Mankiw 2003, tr.169).
1.2.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đối là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái cũng được sử dụng như là một trong những cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến lạm phát.
Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ sẽ bị mất giá, những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên. Đồng thời, chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, giá cả của các hàng hoá này tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ sẽ tăng giá, giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm, rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc dù giảm lạm phát nhưng thất nghiệp gia tăng.
Đối với những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu/GDP lớn, nền sản xuất còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngồi - chưa có nguồn ngun liệu trong nước thay thế; khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ bị mất giá, làm giá hàng nhập khẩu tăng, kéo theo mặt bằng giá hàng hóa trong nước tăng lên, xuất hiện lạm phát. Bên
cạnh đó, các loại hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất hàng hóa trong nước, đẩy giá hàng hóa trong nước tăng lên, xuất hiện lạm phát. Điều này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát.
Đối với những quốc gia đang phát triển, kinh tế chưa vững mạnh, nền dân trí cịn thấp khiến người dân khơng có niềm tin vào đồng nội tệ. Vì vậy, người dân sẽ tích trữ các tài sản của mình bằng vàng, bất động sản hoặc ngoại tệ mạnh thay vì đồng nội tệ. Một sự biến động về tỷ giá hối đoái, làm giảm giá đồng nội tệ, sẽ khiến lạm phát tăng cao.
1.2.4. Lãi suất
Về phương diện lý thuyết, lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suất thực được chấp nhận bởi các chủ thể trong nền kinh tế.
Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến các kỳ vọng và hoạt động chi tiêu và đầu tư. Sau khi xác định được các kỳ vọng lạm phát, nếu người tiêu dùng tin rằng lãi suất tiết kiệm sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào các tài sản có giá khác (bất động sản,...). Điều này sẽ tạo nên giá trị ảo, làm cho CPI có xu hướng gia tăng, vì thế, lãi suất thực sẽ là một biến số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng, đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời cũng là biến số tác động đến kỳ vọng lạm phát.
Tổng cầu = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu chính phủ + (xuất khẩu - nhập khẩu). Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu.
Hình 1.3: Sơ đồ lãi suất tác động đến lạm phát
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010
Lãi suất là sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi tiêu dùng và đầu tư. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do giá cả của việc vay mượn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn; chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tư. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống thì hành vi của người tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi theo hướng ngược lại. Sự thay đổi đó được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu.
1.2.5. Nhóm các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố ở trên tác động trực tiếp đến lạm phát làm thay đổi tỷ lệ lạm phát thì cịn có những yếu tố khác có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát như:
- Chính sách mở cửa của nền kinh tế. - Yếu tố tâm lý, đầu cơ, găm hàng, làm giá. - Thu nhập của dân cư.
- Giá cả hàng hóa trên thế giới. - Thâm hụt ngân sách
- Cơ cấu kinh tế...
Những nhân tố này là một phần ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy có thể khơng ảnh hưởng trực tiếp hoặc mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này khơng rõ ràng và khơng có số liệu và mơ hình thực nghiệm để chứng minh cụ thể sự ảnh hưởng của các nhân tố này. Nhưng một phần nào đó về thực tiễn thì những nhân tố này vẫn có tính chất ảnh hưởng đến lạm phát.