Cán cân thương mại Việt Nam, giai đoạn 2007-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại việt nam (Trang 51)

Tính riêng năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 58,53 tỷ USD, tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 155,24 tỷ USD, tăng 23%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tăng 17,6% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng khá so với năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 45,1 tỷ USD, tăng 31,4%; dệt may đạt 25,9 tỷ USD, tăng 8,8%; điện tử,

máy tính và linh kiện đạt 25,9 tỷ USD, tăng 36,5%; giày dép 14,6 tỷ USD, tăng 12,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,8 tỷ USD, tăng 26,4%; thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,2%. Xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với năm trước: Cà phê đạt 3,2 tỷ USD, giảm 3,7% (lượng giảm 20,1%); hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, giảm 21,7% (lượng tăng 20,9%) do giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm tới 21,1%.

Về cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay, nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khoáng sản đạt 106 tỷ USD, tăng 32,4% so với năm trước và chiếm 49,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 4,2 điểm phần trăm so với năm 2016); nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp đạt 79,6 tỷ USD, tăng 11,7% và chiếm 37,2% (giảm 3,1 điểm phần trăm); nhóm hàng nơng, lâm sản đạt 19,8 tỷ USD, tăng 9% và chiếm 9,3% (giảm 1 điểm phần trăm); hàng thủy sản ước tính đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18,5% và chiếm 3,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2017, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 41,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2016. Tiếp đến là EU đạt 38,3 tỷ USD, tăng 12,8%; Trung Quốc đạt 35,3 tỷ USD, tăng 60,6%; thị trường ASEAN đạt 21,7 tỷ USD, tăng 24,5%; Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, tăng 14,2%; Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD, tăng 31,1%.

Bên cạnh đó, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 126,4 tỷ USD, tăng 23,4%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 tăng 17,7% so với năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước tăng so với năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 37,5 tỷ USD, tăng 34,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 33,6 tỷ USD, tăng 17,9%; điện thoại và linh kiện đạt 16,2 tỷ USD, tăng 53,2%; vải đạt 11,4 tỷ USD, tăng 9,2%; sắt thép đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13% (lượng giảm 17,7%); chất dẻo đạt 7,4 tỷ USD, tăng 17,5% (lượng tăng 8,7%); xăng dầu đạt 7 tỷ USD, tăng 37,7% (lượng tăng 9,2%); nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 8%; kim loại thường đạt 5,4 tỷ USD, tăng 13,1% (lượng giảm 19,3%); sản phẩm chất dẻo đạt 5,4 tỷ USD, tăng

22,7%; sản phẩm hóa chất đạt 4,6 tỷ USD, tăng 19,6%; hóa chất đạt 4,1 tỷ USD, tăng 27,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 16,5%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2016: Ô tô đạt 5,3 tỷ USD, giảm 10,5% (ô tô nguyên chiếc đạt 2,2 tỷ USD, giảm 9,6%); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3,2 tỷ USD, giảm 6,3%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 830 triệu USD, giảm 40,3%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2017, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 192,9 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016 và chiếm 91,4% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2016), trong đó nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 91,2 tỷ USD, tăng 24,9% và chiếm 43,2% (tăng 1,4 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 101,7 tỷ USD, tăng 17,8% và chiếm 48,2% (giảm 1,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng đạt 18,2 tỷ USD, tăng 17,4% và chiếm 8,6% (giảm 0,2 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 58,5 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 46,8 tỷ USD, tăng 45,5%; ASEAN đạt 28 tỷ USD, tăng 16,4%; Nhật Bản đạt 16,5 tỷ USD, tăng 9,7%; EU đạt 12 tỷ USD, tăng 7,7%; Hoa Kỳ đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,9%.

Về cán cân thương mại, năm 2017, Việt Nam xuất siêu 2,7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 26,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 28,8 tỷ USD. Năm 2017, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của nước ta với 31,8 tỷ USD, tăng 53,4% so với năm 2016 chủ yếu do trong năm Tập đoàn SamSung mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và linh kiện phục vụ gia công lắp ráp tăng cao; Trung Quốc ở vị trí thứ hai với mức nhập siêu 23,2 tỷ USD, giảm 17,4%; nhập siêu từ ASEAN là 6,3 tỷ USD, giảm 6%. Hai thị trường vẫn giữ được mức xuất siêu là Hoa Kỳ với 32,4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2016; EU là 26,3 tỷ USD, tăng 15%. Năm 2017 cũng ghi nhận một kỷ lục mới của xuất nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD.

2.1.3. Tỷ giá hối đoái

Trong giai đoạn 2007 đến 2009, ghi nhận nhiều nhất những biến động của chính sách tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Bắt đầu từ đầu năm 2007 (thời điểm Việt Nam gia nhập WTO), luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng nhanh dẫn đến nguồn cung USD tăng mạnh. Trên thực tế vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung về USD khiến cho tỷ giá giữa USD/VND tại các NHTM giảm xuống sàn biên độ, đồng Việt Nam đã lên giá trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý II/2008, lạm phát bắt đầu tăng nhanh và cuộc khủng hoảng kinh tế đã dần lộ diện và tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam - nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017

Hình 2.3. Tỷ giá hối đoái USD/VND, giai đoạn 2007-2017

Bắt đầu sang đến năm 2009, VND liên tục mất giá so với USD, xu hướng này kéo dài đến hết năm 2009. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá hối đối chính thức USD/VND đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Nếu như trong năm 2008, tỷ giá hối đoái niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm 2008 cịn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá hối đối chính thức, thì trong năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá

16005 17380 19108 21086 20978 20853 21108 21324 22429 22498 22717 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ giá USD/VND download by : skknchat@gmail.com

niêm yết tại các NHTM luôn ở mức trần của biên độ giao động mà NHNN công bố. Mặc dù NHNN đã phải mở rộng biên độ giao động của tỷ giá hối đối chính thức trong tháng 3/2009 từ +/-3% lên +/-5% – biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá hối đoái trần. Vào ngày 26/11/2009, NHNN đã phải chính thức phá giá VND với mức 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống còn +/-3% ( trước đó cuối tháng 12/2008, NHNN đã phá giá VND ở mức 3%).

Trong năm 2010, các NHTM vẫn tiếp tục đặt tỷ giá hối đoái tại trần biên độ của tỷ giá hối đối chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá hối đối chính thức và tỷ giá hối đối trên thị trường tự do có lúc đã tăng lên những mức cao chưa từng có vào cuối năm 2010. Đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%. Ngày 17/08/2010, NHNN đã đột ngột tăng tỷ giá hối đoái thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD.

Đầu tháng 2 năm 2011, do khơng thể tiếp tục duy trì tỷ giá hối đối ở mực đã kỳ vọng, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%), nâng tỷ giá hối đối chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn +/-1%.

Đầu năm 2012, NHNN đã gửi đi tín hiệu cho thị trường thấy, tỷ giá USD/VND sẽ không biến động quá 3% trong cả năm. Đến thời điểm cuối năm 2012, tỷ giá hối đoái khơng có biến động bất thường và được giữ ở mức ổn định, và có tăng nhẹ do nhu cầu mua USD vào của các NHTM.

Sang năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ khơng q 2-3% nhằm kiểm sốt kỳ vọng về sự mất giá của VNĐ. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỉ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VNĐ, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VNĐ. Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VNĐ/USD, sau 1.5 năm ổn định ở mức 20.828 VNĐ. Sau thời gian đó,

nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự do. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM quanh mức 21.140 VNĐ.

Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2%. Đây cũng là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỉ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014.

Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá. Tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%./.

Năm 2016, tỷ giá USD/VNĐ được đánh giá khá ổn định, mặc dù thị trường tài chính quốc tế đã biến động mạnh mẽ. Điểm đáng chú ý nhất trong năm 2016 là việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm ngay từ đầu năm 2016, mà theo nhiều người cho rằng đã góp phần ổn định hóa thị trường ngoại hối trong năm vừa qua. Tính đến ngày 23/12/2016, tỷ giá trung tâm USD/ VNĐ đang nằm tại 22.155, tăng 1,18% so với thời điểm đầu năm nay. Đây là mức biến động khá ổn định nếu so với các ngoại tệ khác, cũng như trong bối cảnh đồng USD trên thế giới tăng giá mạnh mẽ. Thống kê cho thấy chỉ số USD Index đã tăng hơn 5% so với thời điểm đầu năm nay.

Năm 2017, NHNN được đánh giá đã khá thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. Trong đó, tỷ giá hối đoái được ổn định và điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 46 tỷ USD. Với cơ chế tỷ giá trung tâm được NHNN áp dụng từ đầu năm 2016, cộng với mức dự trữ ngoại hối ngày một tăng cao, sự điều hành linh hoạt của NHNN giúp tác động tích cực lên tình hình tỷ giá của năm 2017. Tính đến ngày 14/12/2017, tỷ giá trung tâm mới tăng 1,29% so với đầu năm.

2.1.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước, 2017

Hình 2.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) giai đoạn 2007-2017

Xét về quy mơ dịng vốn FDI, trong giai đoạn 4 năm 2007-2010, FDI liên tục tăng, đạt mức kỷ lục năm 2008 (71,7 tỷ USD vốn đăng ký và 11.5 tỷ USD giải ngân) và sụt giảm sau đó do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sau năm 2012, vốn FDI có dấu hiệu phục hồi cho thấy những động thái nhằm cải thiện, ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ đã phát huy tác dụng, Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2017, vốn FDI cao nhất trong giai đoạn 2012-2017, trong đó vốn đăng ký đạt 35,9 tỷ USD và vốn

giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng 47,13% so với vốn FDI đăng ký và tăng 10,75% so với vốn giải ngân năm 2016. Có rất nhiều nguyên nhân khiến FDI năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 và vượt xa dự báo trước đó của các chuyên gia kinh tế là thu hút khoảng 30 tỷ USD. Theo đó, ngồi ngun nhân mơi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện, thì Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có những lợi thế nhất định trong thu hút đầu tư như chính trị ổn định, dân số đơng, số người trong độ tuổi lao động lớn… Đặc biệt, thu hút FDI trong năm 2017 tăng mạnh là bởi thu hút được rất nhiều dự án “tỷ đơ”. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần 1.200 MW; Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD co nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than công suất tinh 1.320 MW; Dự án Sámusng Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh; Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư với mục tiêu thiết kế, xây dựng vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW… Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực của Việt Nam trong năm 2017, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)