Phân tích một số tính chất vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.5.3.1. Phân tích một số tính chất vật lí

- Dung trọng đất: theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998) [23] . Mẫu sau khi thu thập được cân khối lượng (cả đất và ống), sau đó tiến hành sấy ở 1050C trong 8 giờ, lặp lại 2 đến 3 lần đến khi khối lượng không đổi. Tính trọng lượng đất khô kiệt trong ống (100 cm3).

Tính theo công thức: d1 = P1/V

Trong đó: d1 - là dung trọng đất (g/ cm3) P1 - Khối lượng đất khô kiệt (g)

V - Thể tích ống trụ (100 cm3)

- Xác định tỉ trọng đất bằng phương pháp Picnomet: theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998)

[23] . Trình tự các bước phân tích được được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1.

- Xác định độ xốp của đất: theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998) [23].

Tính theo công thức: P = {(d – d1) x 100}/d Trong đó: P - Tổng độ xốp (%)

d1 - Dung trọng đất (g/ cm3) d –Tỉ trọng (g/ cm3).

- Phương pháp xác định đoàn lạp bền trong nước: theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998) [23], theo phươngpháp rây ướt (Savinop).

2.5.3.2 Phân tính mt s tính cht hóa hc đt

Bảng 2. 1:Tóm tắt phương pháp và thủ tục phân tích một số tính chất hóa học của đất Chỉ tiêu Đơn vị đo Phương pháp Phân tích Mô tả phương pháp pH KCl TCVN 5979: 2007 (ISO 10390 : 2005)

Đo pH bằng điện cực thủy tinh trong huyền phù đất và dung dịch KCl 1M (pHKCl); tỉ lệ đất : dung dịch = 1 : 5.

OM % Walkley - Black

Oxy hóa chất hữu cơ trong đất bằng dung dịch K2Cr2O7 1N trong H2SO4 đậm đặc. Chuẩn độ bằng dung dịch FeSO4 0,5N đến khi dung dịch có màu xanh lá cây.

N tổng

số % Kjeldhal

Phá mẫu bằng H2SO4 đậm đặc (có K2SO4 tăng nhiệt độ sôi và Se xúc tác); định lượng NH4+ bằng bộ cất Kjeldhal khi cho muối amoni tác dụng với kiềm; thu khí amoni (NH3) bằng dung dịch axit

boric và chuẩn độ amoni borax bằng HCl 0,01 M.

P2O5

tổng số %

TCVN 8940: 2011

Sử dụng axit sunfuric và axit pecloric để phá mẫu và hòa tan các hợp chất photpho trong đất. Xác định hàm lượng photpho trong dung dịch bằng phương pháp đo màu.

P2O5 dễ tiêu

mg/10

0g Bray (II)

Chiết rút P trong đất bằng dịch NH4F 0,03 N trong dịch HCl 0,1N; tỉ lệ đất : dung môi = 1 : 7, lắc 40 giây và lọc nhanh. Xác định lượng P bằng phương pháp so màu (xanh molipden).

K2O tổng số

TCVN 8660: 2011

Phá hủy và hòa tan các hợp chất kali trong đất bằng hỗn hợp HF và HClO4, xác định K trên máy AAS tại bước sóng 766,5 nm.

CEC cmolc /kg

Dùng dung dịch amon acetate (pH = 7,0) làm chất trao đổi và bão hòa cation. Rửa cation hòa tan bằng ethanol 80%. D ng dịch KCl 10% để trao đổi NH4. Xác định NH4+ trong dung dịch theo phương pháp Kjeldhal và suy ra CEC của đất.

Al3+ cmolc

/kg Xôcôlôp

Cân 40g đất lắc với 100ml KCl 1N trong 1h, sau đó xác định H+ và Al3+ bằng chuẩn độ với NaOH 0,02N.

Fe3+ cmolc /kg

Trích Fe3+ bằng dung dịch KCl 1N (pH=5.6-6), sau đó xác định hàm lượng Fe3+ bằng phương pháp so màu Fe3+ với octophenontrolin trên máy ASS.

* Các cation trao đổi (Ca2+, Mg2+) phân tích theo TCVN 8569 :2010[24] ; Kali dễ tiêu: theo 10 TCN 372 – 99.

* Các nguyên tố kim loại nặng: Cd, Cu, Hg và As: Phân hủy bằng hỗn hợp cường thủy (hỗn hợp axít HNO3 và HCl), đo trên máy hệ thống quang phổ phát xạ nguyên tử Plasma vi sóng (MP-AES).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)