3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2 Hàm lượng chất hữu cơ (OM)
Chất hữu cơ trong đất là một chỉ số rất quan trọng trong đánh giá độ phì nhiêu và sức khỏe của đất trồng trọt. Chất hữu cơ tham gia rất lớn vào tất cả các quá trình phẩn ứng sinh lý sinh hóa của môi trường đất, do vây tác động cải thiện môi trường đất cả về mặt vật lý, hóa học và sinh học trong đất.
Theo phân cấp hàm lượng OM trong đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2009[31], và FAO[1] đối với đất đồi núi (OM < 1% rất nghèo, OM từ 1 - 2% là nghèo, OM từ 2 - 4% là trung bình, OM từ > 4% là giàu).
Hình 3. 11 Hàm lượng OM+trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng
Qua hình 3.11 bảng 3.2 cho thấy, vùng trồng rau huyện Đức Trọng hàm lượng OM dao động từ 1,3 – 6,07%, trung bình là 3,61%. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) OM từ nghèo (1,0-2,0%) 3%, trung bình (2,0-4,0%) 67%, giàu (>4,0%) 30%. Vùng trồng rau huyện Đơn Dương hàm lượng OM dao động từ 1,84 – 5,11%, trung bình là 3,41%. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) OM từ nghèo (1,0-2,0%) 3%, trung bình (2,0-4,0%) 68%, giàu (>4,0%) 29%. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.2 cho thấy, phần lớn hàm lượng chất hữu cơ của đất canh tác rau có xu hướng cao hơn, chứng tỏ trong quá trình canh tác một số hộ nông dân cũng đã chú ý đến bón phân hữu cơ hợp lý để cải tạo hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Chất hữu cơ đất chuyên canh rau thay đổi giữa các vùng phụ thuộc vào chế độ canh tác, lượng phân bón sử dụng, v.v… Theo thang phân cấp độ phì hữu cơ trong đất của Hội Khoa học Đất Việt Nam (2009)[31], đất đỏ vàng trên đá mắc ma ba zờ và trung tính, hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn 3% là nghèo mùn, đất giàu mùn phải trên 5%. So với mẫu đối chứng, hàm lượng chất hữu cơ trong các mẫu đất trồng rau của vùng nghiên cứu có nơi thấp hơn và có nơi cao hơn so với đối chứng. Chất hữu cơ trong đất trồng rau vùng nghiên cứu có 2 chiều hướng: tăng lên nhiều hoặc là giảm mạnh tùy khu vực phụ thuộc vào chủng loại cây trồng, kỹ thuật canh tác và lượng phân bón sử dụng.
Qua đây cho thấy, diễn biến độ phì nhiêu hữu cơ trong đất trồng rau vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng có biến động rất lớn từ nghèo cho đến rất giàu, kết qủa này là do tác động chế độ canh tác của người nông dân, áp dụng kỹ thuật không đồng bộ (khai thác sử dụng đất, đối tượng cây trồng, chế độ chăm sóc và bón phân, …)