Các kim loại nặng trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 53 - 54)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.11 Các kim loại nặng trong đất

Sử dụng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT (sửa đổi QCVN 03:2008/BTNMT)[32], Thông tư số 64 /2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường để đánh giá kết quả nghiên cứu về kim loại nặng trong đất nông nghiệp, cụ thể đất trồng rau vùng nghiên cứu đối với các chỉ tiêu Cu, Cd, As, Hg.

Qua bảng 3.4 cho thấy, khu vực canh tác rau huyện Đơn Dương, hàm lượng đồng tổng số không vượt ngưỡng quy định đối với đất nông nghiệp, trung bình là 23,37 mg/kg; khoảng dao động từ 14,89 – 31,84 mg/kg; thấp nhất là 1,02 mg/kg và cao nhất là 55,79 mg/kg. Hàm lượng Cd trung bình 0,974 mg/kg; khoảng dao động 0,743 – 1,206 mg/kg. Hàm lượng As trung bình là 13,98 mg/kg; khoảng dao động 6,60 – 21,37 mg/kg. Không phát hiện ô nhiễm Hg và Pb trong đất canh tác rau.

Bảng 3. 4 Một số kim loại nặng trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng. ĐƠN DƯƠNG (mg/kg) Cu (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg) Hg n (số mẫu) 68 68 68 68 Trung bình 23,37 0,97 13,98 KPH Độ lệch chuẩn ±8,47 ±0,23 ±7,38 KPH GTNN 1,02 0,94 2,00 KPH GTLN 55,79 1,02 34,00 KPH ĐỨC TRỌNG (mg/kg) Cu (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg) Hg n (số mẫu) 70 70 70 70 Trung bình 23,18 1,03 8,43 KPH Độ lệch chuẩn ±7,97 ±0,24 ±4,72 KPH GTNN 3,03 1,02 1,00 KPH GTLN 40,54 1,03 16,50 KPH Qua bảng 3.4 cho thấy, khu vực canh tác rau huyện Đức Trọng, hàm lượng đồng tổng số không vượt ngưỡng quy định đối với đất nông nghiệp, trung bình là 23,18 mg/kg; khoảng dao động từ 15,21 – 31,15 mg/kg; thấp nhất là 3,03 mg/kg và cao nhất là 40,54 mg/kg. Hàm lượng Cadimi trung bình 1,025 mg/kg; dao động từ 0,786 –1,265 mg/kg. Hàm lượng As trung bình là 8,43 mg/kg; dao động từ 3,71 – 13,16 mg/kg. Không phát hiện các điểm mẫu xuất hiện ô nhiễm thủy ngân và chì.

So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.4 cho thấy, phần lớn hàm lượng kim loại nặng của đất canh tác rau có xu hướng không vượt ngưỡng quy định đối với đất nông nghiệp, chứng tỏ trong quá trình canh tác một số hộnông dân cũng đã chú ý đến bón phân hữu cơ để cải tạo hàm lượng kim loại nặng trong đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 53 - 54)