THỰC TRẠNG VỀ CANH TÁC RAU VÙNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1 THỰC TRẠNG VỀ CANH TÁC RAU VÙNG NÔNG NGHIỆP

NGHỆ CAO CỦA HUYỆN ĐƠN DƯƠNG VÀ ĐỨC TRỌNG

- Về cơ cấu diện tích: năm 2018 – 2019 tổng diện tích rau của huyện Đơn Dương là: diện tích rau các loại gieo trồng được 20.342,2 ha; sản lượng rau các loại thu hoạch đạt 578.711,6 tấn. Tổng diện tích rau của huyện Đức Trọng là: diện tích gieo trồng đạt 7.641 ha. Trong đó: cây rau các loại đạt 7.093 ha, năng suất bình quân ước đạt 280 tạ/ha. Tổng sản lượng rau các loại trong vụ đông xuân ước đạt 198.604 tấn.

- Về cơ cấu (chủng loại) cây trồng: cho thấy, tại vùng chuyên canh rau của 2 huyện (Đức Trọng và Đơn Dương) cây trồng phổ biến là:

+ Nhóm rau ăn trái: cà chua, dưa leo baby, ớt chuông, khổ qua, đậu cove, bí xanh và bí đỏ, trong đó chủ yếu là cây cà chua và ớt chuông. Qua hình 3.1 cho thấy đa số nhóm rau ăn trái ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương rất đa dạng và phong phú điển hình một số loại như: cà chua chiếm 46,67%, dưa leo chiếm 18,33%, ớt chuông chiếm 13,33%, khổ qua chiếm 10%, đậu cove chiếm 6,67%, và một số loại cây khác chiếm 5%.

+ Nhóm rau ăn lá: bắp cải, cải thảo, sà lách, tần ô (cải cúc) pó xôi, cải xoang, cải bẹ xanh (cải làm dưa), súp lơ và hành lá, trong đó chủ yếu là bắp cải, cải thảo, hành lá và pó xôi. Qua hình 3.2 cho thấy đa số nhóm rau ăn trái ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương rất đa dạng và phong phú điển hình một số loại như: bắp cải chiếm 36,67%, cải thảo chiếm 21,67%, sà lách chiếm 13,33%, hành tây chiếm 6,67%, pó xôi chiếm 5%, và một số loại cây khác chiếm 16,67%.

Hình 3. 2 Nhóm rau ăn lá ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương

+ Nhóm cây lấy củ: cà rốt chiếm 52,5%, khoai tây chiếm 28,5%, khoai lang 11,7% và hành tây chiếm 7,5%.

- Về kỹ thuật canh tác và bón phân:

+ Về kỹ thuật canh tác có khoảng 20% diện tích của vùng nghiên cứu là canh tác trong nhà màng còn 80% còn lại là canh tác ngoài trời; có 85% diện tích canh tác có độ dốc dưới 3o, còn lại 20% diện tích canh tác là đất có độ dốc từ 5 – 8o.

+ Kỹ thuật làm đất trước khi xuống giống: Qua hình 3.3 cho thấy đa số hộ điều tra có tiến hành cày xới đất sau mỗi vụ, có 36,67% hộ tiến hành phơi ải đất, xử lý bón vôi 60% hộ (nông dân có thoái quen bón vôi cải tạo đất, liều

lượng rất biến động đa số bón vôi theo cảm tính không căn cứu vào độ pH đất để bón cho phù hợp, mức bón dao động từ 500 – 1500kg/ha/vụ, trung bình cho cả vùng là 855kg/ha/vụ); bón lót super lân, lượng bón dao động từ 500 – 2500kg/ha/vụ, trung bình khoảng 1250kg/ha/vụ; hấp đất NPK chiếm khoảng 3,33% còn hấp nhiệt hầu như nông dân không quan tâm.

Hình 3. 3 Thực trạng xử lý đất sau mỗi vụ thu hoạch

+ Thực trạng sử dụng phân bón: Qua hình 3.4 cho thấy sử dụng phân hữu cơ chế biến chiếm 20,7% số hộđiều tra, sử dụng phân chuồng 63,8%; sử dụng phân hóa học chiếm 80,8% (trong đó liều lượng NPK biến động rất lớn giữa các hộ và giữa các đối tượng cây trồng, đặc biệt những loại cây trồng có giá trị cao như cà chua, cà rốt và ớt chuông nông dân không tiết tiền bón phân khi những loại cây này có giá cao, đôi khi sử dụng cao gấp 1,5 đến 2 lần so với khuyến cáo trong đó chủ yếu là phân đạm và lân).

Hình 3. 4 Thực trạng bón phân

Về phân vi lượng (Cu, Zn, Bo, Fe, Mn,…) có khoảng 46,9% số hộ điều tra có chú ý đến bón bổ sung vi lượng cho cây trồng thông qua các hình thức bón gốc hoặc phun qua lá, và một số loại phân khác chiếm 6,67%.

Hình 3. 5 Thực trạng xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng

+ Về tình trạng xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch: Qua hình 3.5 cho thấy có khoảng 38,33% hộ nông dân tiến hành cày vùi tàn dư thực vật xuống đất; khoảng 28,33% gôm ủ đống để xử lý; 21,67%

thu gôm phơi và đốt ngay gốc vườn và có 8,33% số hộ là thu gôm mang đi nới khác để xử lý.

Như vậy qua điều tra cho thấy việc xử lý tàn dự thực vật tại các hộ vùng nghiên cứu là không giống nhau. Kết quả xử lý tàn dư thực vật không tốt cũng là vấn đề nơi trú ẩn và phát tán mầm bệnh của vụ trước cho vụ sau. Qua đây cho thấy cần có quy trình kỹ xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng một cách hiệu quả và tuyên truyền tập huấn phổ biến đến nông dân.

- Về giống qua hình 3.6 cho thấy, đa số nông dân sử dụng giống địa phương (78,33 số hộ điều tra) đã được ươm sẵn của các công ty chuyên ươm và cùng cấp giống ở địa phương; có 6,67% các hộ tự nhân giống ở tại đồng ruộng của nhà, có 3,33% tư nhân nhân giống vườn ươm; sử dụng giống nhập ngoại 11,67%.

Hình 3. 6 Thực trạng sử dụng giống

Tóm lại, qua việc đều tra tham vấn cộng đồng cũng như việc xử lý thống kê số liệu kết quả điều tra cho thấy, thực trạng canh tác rau vùng nông nghiệp công nghệ cao của huyện Đơn Dương và Đức Trọng, phần lớn nông dân thực hiện kỹ thuật canh tác chăm sóc, bón phân và sử dụng giống không đồng bộ, làm theo kinh nghiệm việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác chưa cao.

3.2 THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT CỦA VÙNG CHUYÊN CANH RAU Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG VÀ ĐƠN DƯƠNG

Bảng 3. 1.Một số tính chất vật lý đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Mẫu khảo sát

Tính chất vật lý đất Dung trọng

(g/cm3) Độ xốp (%) Đoàn lạp bền trong nước(%)

ĐƠN DƯƠNG n (số mẫu) 68 68 68 Trung bình 0,88 63,4 63,44 Độ lệch chuẩn (SD) ±0,02 ±1,851 ±1.375 GTNN 0,82 58,05 59,32 GTLN 0,94 69,1 67,44 Đất rừng 0,87 64,11 63,8 ĐỨC TRỌNG n (số mẫu) 70 70 70 Trung bình 0,88 63,34 63,39 Độ lệch chuẩn (SD) ±0,014 ±1,498 ±1,121 GTNN 0,84 58,93 60,78 GTLN 0,91 66,8 65,89 Đất rừng 0,88 63,33 63,89 3.2.1 Dung trọng trong đất

Dung trong đất là một chỉ tiêu quan trong trong đánh giá độ phì nhiêu của đất về mặt vật lý. Dung trọng luôn liên quan đến quá trình thoáng khí và tơi xốp của đất. Trong đất dụng trọng càng thấp thì đất cành tơi xốp và thông thoáng khí, do vậy dung trọng luôn có mối tương quan nghịch mật thiết với độ xốp, độ ẩm và tiêu nước của đất.

Qua bảng 3.1 và hình 3.7 cho thấy vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương dao động từ 0,82 – 0,94 (g/cm3), trung bình là 0,88 (g/cm3). So với đất

rừng chưa qua canh tác thì đa số dung trọng đất đã qua canh tác rau có phần cao hơn, điều này chứng tỏ qua thời gian dài canh tác con người đã làm cho dung trọng đất đỏ bazan vùng chuyên canh xu hướng tăng lên. Bảng 3.1 và hình 3.7 cho thấy, dung trọng đất trồng rau vùng Đức Trọng dao động từ 0,84 – 0,91 (g/cm3), trung bình là 0,88 (cm3).

Hình 3. 7 Dung trọng trong đất của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

So sánh với đất rừng chưa qua canh tác phần lớn (67,5%) số mẫu nghiên cứu có giá trị dung trọng thấp hơn đất rừng, điều này chứng tỏ trong quá trình canh tác rau trên đất đỏ bazan vùng chuyên canh có xu hướng cải thiện dung trọng đất theo hướng tốt lên. Sự phân tán giá trị dụng trọng giữa các mẫu (các hộ) tương đối lớn, chứng tỏ kỹ thuật canh tác sử dụng đất giữa các hộ không đồng bộ.

Qua bảng 3.1 cho thấy, dung trọng trong đất vùng chuyên canh rau của hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương ở mức trung bình chung là không khác biệt. So sánh dung trọng giữa đất rừng với giá trị trung bình của đất vùng chuyên canh rau ở hai huyện cũng không có sự khác biệt lớn. Chứng tỏ trong quá trình canh tác nông dân đã có các tác động đến cải thiện và duy trì được tính chất dung trọng đất.

Theo Hội KH Đất Việt Nam 2009[27] dung trọng đất càng thấp thì đất càng tơi xốp và thoáng khí, tốt cho quá trình trao đổi khí và hô hấp của bộ rễ cây trồng. Theo Nguyễn Thế Đặng và ctv, 2007[28], đất có dung trọng thích hợp nhất cho cây trồng là từ 1,0 - 1,1 g/cm3. Đất đỏ bazan nguyên trạng ở Tây

Nguyên dung trọng luôn < 1,0 g/cm (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [16]. Qua đây cho thấy đất vùng chuyên canh rau của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng có dung trọng đang ở mức tốt cho độ phì vật lý của đất.

3.2.2. Độ xốp đất

Độ xốp đất cũng là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến độ phì nhiêu về mặt vật lý đất và độ xốp đất luôn có mối tương quan nghịch chặt chẻ với dung trọng đất. Qua bảng 3.1 và hình 3.8 cho thấy, độ xốp đất vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương dao động từ 58,05 – 69,1%, trung bình là 63,4%. So sánh độ xốp của đất vùng trồng rau với đất rừng (hình 3.8) cho thấy, phần lớn độ xốp của đất trồng rau thấp hơn đất rừng (chiếm 75%); Xét độ xốp đất vùng chuyên canh rau huyện Đức Trọng dao động từ 58,93 – 66,80%, trung bình là 63,34%. So sánh với độ xốp đất rừng (hình 3.8) cho thấy, khoảng 50% mẫu đất nghiên cứu có độ xốp cao hơn đất rừng. Bảng 3.1 cho thấy, trung bình chung số mẫu nghiên cứu đất trồng rau ở huyện Đơn Dương so với Đức Trọng là không có sự khác biệt nhiều cũng như so với đất rừng.

Hình 3. 8 Độ xốp trong đất của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Theo Võ Thị Gương và ctv (2004) [29], độ xốp thích hợp cho sự tăng trưởng của hầu hết các loại cây trồng là 50%, đất kém thông thoáng có thể giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Như vậy đất vùng chuyên canh rau của hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương là tốt.

3.2.3 Độ bền đoàn lạp trong nước

Đoàn lạp bền trong nước là tính bền cấu trúc đất, đây là đặc tính quan trọng giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của các hạt nước mưa, các lực cơ giới trong quá trình làm đất, tưới tiêu hay hoạt động của sinh vật đất. Đoàn lạp bền thấp sẽ làm đất mất kết cấu, ảnh hưởng xấu đến khả năng giữ nước giữ phân và đẩy mạnh tốc độ rửa trôi. Theo Lê Văn Khoa (2000) [30], tính bền đoàn lạp trong đất được xem như một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về lý học và hóa học.

Hình 3. 9 Đoàn lạp bền trong nước của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Qua hình 3.9 cho thấy, đoàn lạp bền trong nước (cấu trúc hạt ≥ 0,25mm) của đất vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương dao động từ 59,32 – 67,44% trung bình là 63,44; So với đất rừng thì đa số đoàn lạp bền trong nước ở vùng chuyên canh rau Đơn Dương là thấp hơn (chiếm 82,2%). Ở vùng chuyên canh rau của huyện Đức Trọng dao động là 60,78 – 65,89% trung bình là 63,39%; So với đất rừng thì phần lớn độ bền đoàn lạp trong nước của đất vùng chuyên canh rau thấp hơn (chiếm 75%).

Độ phân tán điểm mẫu nghiên cứu giữa các nông hộ tương đối lớn, chứng tỏ kỹ thuật canh tác (trình độ) của các nông hộ là không đồng bộ. So sánh giữa giá trị trung bình số lượng mẫu nghiên cứu về độ bền đoàn lạp trong nước của vùng đất trồng rau huyện Đơn Dương với huyện Đức Trọng

cũng như so với đất rừng (bảng 3.1) cho thấy, là không có sự khác biệt. Như vậy phần lớn số hộ canh tác rau vùng nghiên cứu đã có hướng duy trì được đặt tính độ bền đoàn lạp trong nước so với đất nguyên trạng.

Tóm lại, qua khảo sát đánh giá một số tính chất vật lý đất chuyên canh rau vùng Nông nghiệp công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng đang ở mức tốt, cần duy trì trong thời gian tới khi canh tác sử dụng đất để hạn chế suy giảm độ phì vật lý của đất.

3.3 THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ĐẤT VÙNG CHUYÊN CANH RAU Ở HAI HUYỆN ĐỨC TRỌNG VÀ ĐƠN VÙNG CHUYÊN CANH RAU Ở HAI HUYỆN ĐỨC TRỌNG VÀ ĐƠN DƯƠNG

3.3.1. Độ pH trao đổi của đất pH (KCl)

pH đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu đất, nó ảnh hưởng đến các quá trình lí hóa, sinh học trong đất và có tác động đến cây trồng. Độ pH ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ cây trồng và khảnăng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Mỗi loại cây trồng có một khoảng pH thích hợp nhất định.

Trong môi trường đất pH ảnh hưởng đến khả năng di động hay cốđịnh của các nguyên tố hóa học đất (kể cả các độc tố và các chất dinh dưỡng của đất). Do vậy nghiên cứu và đánh giá chất lượng của đất trồng trọt thì yếu tố đầu tiên được các nhà thổnhưỡng và dinh dưỡng cây trồng quan tâm đó là độ pH trong môi trường đất.

Qua bảng 3.2 và hình 3.10 cho thấy, vùng trồng rau của huyện Đơn Dương độ pH (KCl) dao động từ 5,42 - 7,82, trung bình là 6,38, có hơn 68% mẫu đất có giá trị thuộc khoảng 5,80 – 6,85. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) pH (KCl) chua ít (5,1 – 5,5) 3% và gần trung tính (5,6 - 6,5) 71%, trung tính (6,6 – 7,0) 16%, kiềm yếu (7,1-7,5) 9%, kiềm (7,6 – 8,0) 1%. Vùng trồng rau của huyện Đức Trọng độ pH (KCl) dao động từ 5,98 – 7,54, trung bình là 6,23 có hơn 68% số mẫu đất nghiên cứu có giá trị thuộc khoảng 5,89 – 6,87. So với mẫu đối chứng, độ pH(KCl) trong đất trồng rau, trung bình cao hơn khoảng 2,21. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) pH (KCl) chua (4,1 – 4,5) 1% và chua ít (5,1 – 5,5) 7% và gần trung tính (5,6 - 6,5) 80%, trung tính (6,6 – 7,0) 9%, kiềm yếu (7,1-7,5) 3%.

Hình 3. 10 ĐộpH (KCl) đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Đa số các loại rau đang canh tác vùng Nông nghiệp công nghệ cao của 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương đều thích nghi với khoảng giá trị pH từ 5,5 đến 7,0. Điều kiện pH ở mức 7,0 coi như là lý tưởng đối với đại đa số cây trồng. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.2 cho thấy có khoảng 68% giá trị pH vùng lấy mẫu nghiên cứu là cao hơn, chứng tỏ trong quá trình canh tác nông dẫn đã có tác động đến vấn đề cải tạo độ chua của đất.

Trong quá trình canh tác bón các chất cải tạo đất đặt biệt là vôi không đúng về liều lượng đặt biệt là bón với lượng quá cao và quá nhiều lần bón trong 1 năm (như kết quả điều tra tập quán canh tác nông hộ) trong thời gian dài sẽ làm cho đất bị kiềm hóa, một số hộ thì lại ít quan tâm đến cải tạo độ pH kết quả làm cho đất bị chua hóa. Tất cả các hình thức canh tác này đều dẫn đến làm cho đất trồng trọt bị suy thoái.

Bảng 3. 2 Một số tính chất hóa học tổng số và dễ tiêu trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

ĐỨC TRỌNG Tổng số mẫu (n) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đất rừng pH (KCl) 70 4,71 7,54 6,21 ±0,46 6,21 OM(%) 70 1,3 6,07 3,61 ±1,06 3,59 N(%) 70 0,07 0,21 0,14 ±0,02 0,1 P2O5 (%) 70 0,17 0,89 0,36 ±0,15 0,3 K2O (%) 70 0,37 2,12 0,83 ±0,26 0,51 K2Odt (mg/100g) 70 10,3 103,38 39,54 ±12,67 10,36 P2O5dt (mg/100g) 70 2,53 160,03 56,87 ±29,66 9,63 ĐƠN DƯƠNG Tổng số mẫu (n) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đất rừng pH (KCl) 68 5,42 7,82 6,37 ±0,5 6,67 OM(%) 68 1,84 5,11 3,41 ±0,89 3,84 N(%) 68 0,07 0,21 0,15 ±0,03 0,18 P2O5 (%) 68 0,15 0,68 0,35 ±0,14 0,42 K2O (%) 68 0,08 2,21 0,82 ±0,34 1,09 K2Odt (mg/100g) 68 4,71 84,76 37,22 ±13 44,82 P2O5dt (mg/100g) 68 4,3 139,16 53,09 ±26,39 57,69

3.3.2 Hàm lượng chất hữu cơ (OM)

Chất hữu cơ trong đất là một chỉ số rất quan trọng trong đánh giá độ phì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)