Nhóm các giải pháp sinh học và sinh học kết hợp với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 62 - 63)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.6.2.2. Nhóm các giải pháp sinh học và sinh học kết hợp với công

trình:

Hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều tính chất lý hóa và sinh học xấu của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém, khả năng hấp phụ thấp, hàm lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp. Nguyên nhân chính của nhiều loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu, sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, không đủ lượng hữu cơđã lấyđi củađất. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục hồi đất bị suy thoái là biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ sinh học. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn trong việc phục hồi đất đã bị suy thoái bằng biện pháp này đã chứng minh rằng sau một thời gian ngắn, đất được phục hồi độ phì và khả năng sản xuất rõ rệt. Hơn nữa, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóngẩm của nước ta, các loại cây trồng và thực vật sinh trưởng phát triển mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại chất hữu cơ cho đất, đó

− Tàn tích hữu cơ: rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau thu hoạch nhưng cần được xử lý ủ hoai tại vườn thông qua sử dụng vôi và chế phẩm vi sinh vật.

− Các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu (lạc dai, điền thanh, muồng hoa vàng, keo dậu…)

- Các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho đất như bón phân hữu cơ, phủ vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đa tác dụng cho cây trồng chính.

- Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh vật hữu ích trong sản xuất nông nghiệp (như chế phẩm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân khoáng khó tiêu thành dễ tiêu, vi sinh vật đối kháng nấm bênh,…)

- Thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật có thời gian tồn dư lâu gây ô nhiễm môi trường tác động xấu cho quần thể sinh vật đất làm giảm sức khỏe của đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)