3. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2. Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nên (nhân
(nhân tác):
- Do phương thức canh tác không phù hợp
- Lạm dụng phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật - Sử dụng phân hữu cơ không hợp lý
- Chưa thật sự chú ý nhiều đến sử dụng các chế phẩm vi sinh vật là chế phẩm sinh học trong quản lý dinh dưỡng và dịch hại cây trồng. Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất như mất rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, thiếu canh tác nông lâm kết hợp ở các vùng đất dốc trên 15 độ.
+ Nhiệt độ ở khu vực quanh nhà màng đã tăng lên như đã nói ở trên. Khi nhiệt độ tăng chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn dẫn đến tăng tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ trong môi trường đất làm cho đất mất nhiều hữu cơ mà không có sự mùn hóa hay sự mùn hóa thấp làm cho khả năng tích lũy mùn trong đất thấp.
+ Áp lực (tầng suất sử dụng đất) khai thác sử dụng đất cao đặc biệt là đất trong nhà màng, hầu như nông dân không cho đất nghỉ hay cho nghỉ thời gian quá ngắn. Áp lực tưới cho nhà màng cũng cao làm cho môi trường đất trong nhà màng luôn ẩm thấp. Sự độc canh một loại cây trồng trên một diên tích đất còn rất phổ biến. Đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến làm cho đất bị suy thoái.
+ Vệc tận dụng tối đa diện tích đất canh tác nên các vườn cây không hề có băng cây xanh bảo vệ, đặc biệt là những khu vực đất dốc.
+ Trong quá trình trồng trọt, không chú ý nhiều đến biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ độ phì nhiêu đất ít chú ý đến cải thiện hệ sinh vật đất (đặc biệt là các ví sinh vật hữu ích và quần thể giun đất) ít chú ý đến bón phân hữu cơ ủ hoai mục hay trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, mà thường trồng độc canh một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
+ Lạm dụng sử dụng phân hóa học còn cao đặc biệt là cho các loại cây thâm canh có giá trị kinh tế cao nông dân không tiết tiền khi mua các loại phân hóa học cao cấp để bón với lượng rất cao so với mức khuyến cao. Tập quán sử dụng vôi và lân super qua mỗi vụ làm đất đã dẫn đến bón thừa vôi
Vì vậy, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng hay mất cân đối về dinh dưỡng tạo ra các yếu tố giới hạn trong môi trường đất), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và nhiều dịch bệnh.
+ Về mặt hóa học: có khoảng 20% đất bị chua hóa có độ pH trao đổi dưới 4,5 và có khoảng 10% bị kiềm hóa có độ pH trao đổi trên 7,5.
+ Có khoảng 15% điểm mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng chất hữu cơ ở mức nghèo đến rất nghèo.
+ Có đến 100% các mẫu đất nghiên cứu bị phú dưỡng lân tổng số và khoảng 50% các mẫu đất phú dưỡng lân dễ tiêu
+ Có khoảng 90% lượng mẫu nghiên cứu nghèo kali tổng số và 50% ngheo kali dễ tiêu.
+ Có khoảng 30% mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng Ca trao đổi quá cao và khoảng 3% là nghèo. Có khoảng 40% số mẫu nghiên cứu có hàm lượng Mg trao đổi quá nghèo. Kết quả này đã làm cho tỉ lệ Ca/Mg mất cân đối ảnh hưởng lớn đến độ bền của cấu trúc đất.
+ Có khoảng 22% lượng mẫu nghiên cứu có hàm lượng độc tố nhôm ở mức gây độc nhẹ, 4% ở mức độc nặng cho bộ rễ cây trồng và khả năng cố định lân trong đất.
+ Có đến 85% lượng mẫu nghiên cứu có dấu hiệu của thừa sắt di động và báo hiệu dấu hiệu ngộ độc sắt trong môi trường đất.
+ Có đến 100% số lượng mẫu nghiên cứu có mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số ở mức thấp hơn sự phân cấp mật số của FAO[2] trong môi trường đất.
Kết quả của sự mất cân đối về các tính chất hóa học và sinh học trong đất trồng rau đã dẫn đến làm cho đất bị suy thoái về mặt hóa học và sinh học ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất, đất xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế. Ví dụ như thư sắt di động (sắt di động cao ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa lân và tăng quá trình có kết lân dễ tiêu). Lân bị phú dưỡng dẫn đến quá trình thiếu hụt kẽm ở cây trồng và quá trình chuyển hóa kẽm trong cây. Độc tố
nhôm cao ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ và tăng quá trình cố định lân. pH thấp hay cao đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển bộ rễ và hấp thu dinh dưỡng của rễ và sự hữu dụng của các nguyên tố dinh dưỡng trong môi trường đất. Mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số thấp báo động sự suy giảm độ phong phú của các chủng ví sinh vật hữu ích trong đất và tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển, …. Đất bị mất cân bằng dinh dưỡng xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế trong môi trường đất, làm cho đất mất sức sản xuất.
Hiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Nhiều chân đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất. Trong đó có các loại như tuyến trùng, nấm và vi khuẩn. Các loại nấm gây bệnh thường gặp là: Sclerotinia, Sclerotium:Lây bệnh vào thân cây. Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia: Lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp. Sclerotium, Rhizoctonia:Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng. Fusarium:Dịch bào tử (có hoặc không gây vết thương cơ giới). Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở vùng đất nghiên cứu bao gồm: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.