Hàm lượng Mg2+ trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 50 - 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.8 Hàm lượng Mg2+ trong đất

Mg2+ rất cần cho sự quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chắc hạt, chống chọi tốt với mùa khô hạn. Theo Hội Khoa học Đất Việt năm 2009[31] và FAO [1] cho rằng hàm lượng Mg2+ trong đất (meq/100g đất) nếu dưới 1,0 meq/100g là nghèo, từ 1,0 – 3,0 meq/100g là trung bình, trên 3,0 meq/100g là giàu. Mg2+ trao đổi là nguồn cung cấp Mg trực tiếp cho cây trồng trong dung dịch đất.

Hình 3. 17 Hàm lượng Mg2+ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Từ hình 3.17 và bảng 3.3 vùng trồng rau huyện Đơn Dương cho thấy, hàm lượng Mg2+ dao động từ 0,26 đến 2,13 meq/100g đất, trung bình 1,01 meq/100g đất. Phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) Mg2+ từ nghèo (<1,0 meq/100g) 71%, trung bình (1,0-3,0 meq/100g) 29%. Vùng trồng rau huyện Đức Trọng cho thấy hàm lượng Mg2+ dao động từ 0,21 – 2,06 meq/100g đất, trung bình là 0,83 meq/100g đất. Phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) Mg2+ từ nghèo (<1,0 meq/100g) 74%, trung bình (1,0-3,0 meq/100g) 26%.

So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.3 cho thấy, phần lớn hàm lượng Mg2+ đất canh tác rau có xu hướng thấp hơn và một số điểm mẫu nghiên cứu cao hơn. Kết quả này có thể do điều kiện khí hậu trong vùng có lượng mưa lớn và lượng mưa thường tập trung nhiều vào 3 đến 4 tháng liền nên làm tăng khả năng rửa trôi các nguyên tố kiềm thổ lớn trong đó có Mg2+, đặt biệt hiện tượng này thường xẩy ra trên đất đỏ bazan, đất phiến thạch và đất sa cấu và 3 loại đất này cũng tập trung chủ yếu ở vùng nghiên cứu; Thứ hai là do tập quán canh tác của người dân chưa chú ý đến việc bón bổ sung và cân đối Mg2+cho đất, thông qua kết quả đều tra nông hộ cho thấy hầu hết nông dân chỉ bón vôi để bổ sung canxi ít quan tâm đến bón phân lân nung chảy hay đôlômit để cân đối Ca2+ và Mg2+ cho cây trồng, một số hộ cũng có chú ý đến bổ sung Mg2+ đơn từ MgSO4cho cây trồng.

Như vây thông qua quá trình canh tác dưới tác động của kỹ thuật bón phân và chế độ khí hậu đã làm cho hàm lượng Mg2+ vùng chuyên canh rau của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọngngày càng bị suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 50 - 51)