3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.3 bền đoàn lạp trong nước
Đoàn lạp bền trong nước là tính bền cấu trúc đất, đây là đặc tính quan trọng giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của các hạt nước mưa, các lực cơ giới trong quá trình làm đất, tưới tiêu hay hoạt động của sinh vật đất. Đoàn lạp bền thấp sẽ làm đất mất kết cấu, ảnh hưởng xấu đến khả năng giữ nước giữ phân và đẩy mạnh tốc độ rửa trôi. Theo Lê Văn Khoa (2000) [30], tính bền đoàn lạp trong đất được xem như một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về lý học và hóa học.
Hình 3. 9 Đoàn lạp bền trong nước của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng
Qua hình 3.9 cho thấy, đoàn lạp bền trong nước (cấu trúc hạt ≥ 0,25mm) của đất vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương dao động từ 59,32 – 67,44% trung bình là 63,44; So với đất rừng thì đa số đoàn lạp bền trong nước ở vùng chuyên canh rau Đơn Dương là thấp hơn (chiếm 82,2%). Ở vùng chuyên canh rau của huyện Đức Trọng dao động là 60,78 – 65,89% trung bình là 63,39%; So với đất rừng thì phần lớn độ bền đoàn lạp trong nước của đất vùng chuyên canh rau thấp hơn (chiếm 75%).
Độ phân tán điểm mẫu nghiên cứu giữa các nông hộ tương đối lớn, chứng tỏ kỹ thuật canh tác (trình độ) của các nông hộ là không đồng bộ. So sánh giữa giá trị trung bình số lượng mẫu nghiên cứu về độ bền đoàn lạp trong nước của vùng đất trồng rau huyện Đơn Dương với huyện Đức Trọng
cũng như so với đất rừng (bảng 3.1) cho thấy, là không có sự khác biệt. Như vậy phần lớn số hộ canh tác rau vùng nghiên cứu đã có hướng duy trì được đặt tính độ bền đoàn lạp trong nước so với đất nguyên trạng.
Tóm lại, qua khảo sát đánh giá một số tính chất vật lý đất chuyên canh rau vùng Nông nghiệp công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng đang ở mức tốt, cần duy trì trong thời gian tới khi canh tác sử dụng đất để hạn chế suy giảm độ phì vật lý của đất.