Hàm lượng Ca2+ trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 48 - 50)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.7 Hàm lượng Ca2+ trong đất

Là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng, về mặt sinh lý dinh dưỡng canxi tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm, mangan và natri của cây (canxi kết tủa pectic tạo thành pectat canxi, thành phần quan trọng của vách tế bào, do vậy giữ cho thành tế bào được vững chắc). Canxi duy trì cân bằng anion-cation trong tế bào. Trong sinh lý dinh dưỡng, Ca2+ đối kháng với nhiều cation khác (Mg2+, K+, Na+, NH4+) nên caxi hạn chế sự xâm nhập quá đáng của các cation này vào tế bào. Do vậy, canxin được xem là yếu tố chống độc cho cây.

Theo đánh giá về hàm lượng Ca trong đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2009[31] và FAO[1] (<2,0 meq/100g rất nghèo; từ 2,0 – 4,0 meq/100g nghèo; từ 4,1 – 8,0 meq/100g trung bình; >8,0 meq/100g giàu).

Hình 3. 16 Hàm lượng Ca2+trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Qua hình 3.16 và bảng 3.3 cho thấy vùng trồng rau huyện Đơn Dương, hàm lượng canxi trao đổi dao động từ 4,45meq/100g - 17,61meq/100g, trung bình 9,34meq/100g; Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) Ca2+ từ nghèo (2,0 - 4,0 meq/100g) 1%, trung bình (4,1 - 8,0 meq/100g) 38%, giàu (>8,0 meq/100g) 60%. Vùng trồng rau huyện Đức Trọng, hàm lượng canxi trao đổi dao động từ 2,96 meq/100g - 14,53 meq/100g, trung bình 10,09 meq/100g. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) Ca2+ nghèo (2,0 - 4,0 meq/100g) 3%, trung bình (4,1-8,0 meq/100g) 1%, giàu (>8,0 meq/100g) 96%. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.3 cho thấy, phần lớn hàm lượng Ca2+ của đất canh tác rau có xu hướng cao hơn và chỉ một vài mẫu nghiên cứu lá thấp hơn, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra nông hộ phần lớn nông dân canh tác rau bón vôi sau mỗi vụ thu hoạch để cải tạo đất lượng vôi bón dao động rất lớn từ 500 – 2.500kg/ha.

Tóm lại hàm lượng canxi trao đổi trong đất trồng rau trong vùng nghiên cứu của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng hàm lượng biến động lớn từ rất nghèo đến rất giàu, đa số ở mức giàu đến rất giàu. Khi hàm lượng

Ca trong đất quá cao đặt biệt là canxi trao đổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong phức hệ đất, gây đối kháng với quá trình hấp thu một số yếu tố dinh dưỡng khác của cây trồng cụ thể là đối kháng với K, P và Mg, làm tăng khảnăng cốđịnh lân và thay đổi cấu trúc vật lý đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng, tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)