Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và Thông tư số 08/2016TT-BXD có quy định cụ thể về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng như sau:
- Về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký (bao gồm bảo hành). Thời gian thực hiện gói thầu được ghi cụ thể trong hợp đồng xây dựng; trường hợp không có ghi thì thời gian thực hiện gói thầu bao gồm cả thời gian nghiệm thu công trình.
- Về tiến độ thực hiện hợp đồng, Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến
độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu. Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Mặc dù các văn bản pháp luật đã quy định rõ ràng về thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng và cả việc điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp gặp phải các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, trên thực tế những quy định này chỉ mang tính chất hình thức, bởi lẽ hiện nay “Hầu hết các dự án đầu tư tại Việt Nam đều chậm tiến độ và tỷ lệ về đích đúng hẹn chỉ chiếm chưa tới 1%”. Đặc biệt, có những dự án trọng điểm quốc gia nhiều năm liền vẫn ỳ ạch ở công tác giải phóng mặt bằng. Các yếu tố khác gây chậm tiến độ các công trình sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông gồm: Vốn đối ứng thiếu trầm trọng, điều hành yếu kém...