Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn xây dựng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn công ty tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng bộ quốc phòng (Trang 74 - 79)

trong mối quan hệ hữu cơ giữa cả hệ thống pháp luật và phải đảm bảo phù hợp với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng ở Việt Nam hiện nay và giải pháp cụ thể tại Công ty Tư vấn thiết kế và Đầu Việt Nam hiện nay và giải pháp cụ thể tại Công ty Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng Bộ Quốc phòng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng xây dựng

3.2.1.1. Một số giải pháp chung

Một là, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất phức tạp, việc theo dõi, áp dụng và xác định thứ bậc hiệu lực của văn bản pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Tại Việt Nam có rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến việc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dễ bị chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự phân công, phân nhiệm rõ ràng về thẩm quyền. Đối với chế định về hợp đồng với từng loại hợp đồng cụ thể có rất nhiều luật, văn bản hướng dẫn, điều chỉnh, điều này làm các chủ thể tiến hành giao kết hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định các văn bản pháp luật điều chỉnh loại hình hợp đồng mà mình tiến hành giao kết. Vì vậy, cần phải thu gọn đầu mối văn bản quy định cụ thể về hợp đồng và hợp đồng tư vấn xây dựng cũng như các loại hợp đồng khác nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giúp cho các chủ thể dễ tiếp cần, thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng, từ đó hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp cho các cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng có hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể để áp dụng.

Hai là, áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa sửa đổi nhiều văn bản

Cần phải tiến hành việc sửa đổi nhiều văn bản ngay trong một văn bản thay vì sửa đổi lần lượt từng văn bản. Việc áp dụng kỹ thuật dùng nhiều văn bản để sửa một văn bản cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều giai đoạn, quá trình nghiên cứu cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng văn bản được ban hành không tạo nên mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lặp với các quy định cũ trong các văn bản trước đây. Nếu áp dụng kỹ thuật này hiệu quả sẽ giúp quá trình pháp điển hóa nội dung quy định được đẩy nhanh hơn, các quy định sau khi được sửa đổi sẽ có hiệu lực và được nhật ngay.

Ba là, nâng cao chất lượng của quy trình xây dựng, ban hành văn bản

quy phạm pháp luật

Đối với sự phát triển nhanh chóng, phức tạp của các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và việc giao kết, thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực này đòi hỏi các quy định của pháp luật phải cập nhật thường xuyên, nhanh chóng sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Để kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cần phải đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả. Để đảm bảo được tính kịp thời và hiệu quả thì cần thực hiện những hoạt động sau:

+ Trong quá trình nghiên cứu, dự thảo cần phải tham khảo ý kiến và yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động xây dựng, cụ thể ở đây là Bộ Xây dựng, nhằm nắm bắt được tình hình thực tế trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần phải thu thập các số liệu, nội dung thống kê từ các chủ thể tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng để tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này.

+ Tăng cường chất lượng của công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản pháp luật. Trong thẩm định, thẩm tra cần phải đặc biệt chú ý đế thứ bậc hiệu lực, phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật sao cho phù hợp, không mâu thuẫn, trùng lặp trong nội dung văn bản. Các chủ thể có thẩm

quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải nghiêm túc xem xét và không thông qua bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào mà trong hồ sơ dự án, dự thảo không có hoặc chưa có báo cáo thẩm định, thẩm tra.

+ Cần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Pháp luật trong việc đảm bảo tính thống nhất của các dự án luật, pháp lệnh đối với hệ thống pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng.

Bốn là, cần đổi mới tổ chức, đầu tư nguồn nhân lực và kinh phí hoạt

động cho các thiết chế trực tiếp tham gia vào việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

+ Về tổ chức và nguồn nhân lực: Các thiết chế trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, xây dựng pháp luật bao gồm: Cơ quan soạn thảo, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan cho ý kiến, cơ quan xem xét thông qua hoặc ký ban hành các văn bản. Để thiết chế này được hoạt động một cách hiệu quả thì nguồn nhân lực cần phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đủ năng lực và trách nhiệm; phải phân bố nguồn nhân lực phù hợp với khối lượng và tính chất phức tạp của từng công việc.

+ Về kinh phí đầu tư: Để đội ngũ nhân lực có thể phát huy được hết năng lực thì cần thiết phải đầu tư nguồn kinh phí xứng đáng, phù hợp để phục vụ cho hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế mức kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn chưa tương xứng với tình chất và tầm quan trọng của công việc và cơ quan, cá nhân đang đảm nhiệm. Do vậy, cần có cơ chế kinh phí hoạt động, cơ chế tiền lương, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để có thể thu hút những chuyên gia giỏi và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan này.

3.2.1.2 Một số giải pháp cụ thể

Ngoài những giải pháp chung trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng nói riêng, tác giả đưa ra

một số giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về phạt vi phạm hợp đồng trong

hợp đồng tư vấn xây dựng

Xuất phát từ việc trên thực tế, phần lớn các hợp đồng tư vấn xây dựng đều đáp ứng được các điều kiện của hợp đồng thương mại. Trong trường hợp này, các hợp đồng tư vấn xây dựng có thể đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Thương mại năm 2005. Cả ba văn bản luật này đều quy định về mức phạt vi phạm tối đa được áp dụng trong hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định này có sự khác biệt nhất định và có thể tạo ra xung đột pháp luật khi xác định mức vi phạm tối đa được áp dụng đối với hợp đồng tư vấn xây dựng. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Trong đó, cần phải quy định rõ ràng, cụ thể các trường hợp hợp đồng được điều chỉnh về mức phạt tối đa quy định trong luật nào, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Xây dựng năm 2014 hay Luật Thương mại năm 2005. Hoặc cần phải quy định về nguyên tắc giải quyết xung đột trong trường hợp hợp đồng tư vấn xây dựng bị điều chỉnh bởi cả ba luật nêu trên. Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ mức phạt tối đa này là mức phạt tối đa đối với cả hợp đồng hay mức phạt tối đa đối với phần nghĩa vụ bị xâm phạm trong hợp đồng tư vấn xây dựng.

Thứ hai, quy định rõ ràng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tư vấn

xây dựng

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận về hợp đồng phát sinh hiệu lực vào một thời điểm khác. Do đó, trong trường hợp quy định của pháp luật chưa được rõ ràng và không có yêu cầu bắt buộc, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng nên đưa ra những thỏa thuận cụ thể về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tư vấn xây dựng.

Thứ ba, bổ sung quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng tư vấn xây dựng mang yếu tố tư nhân

Hiện nay, còn rất nhiều lỗ hổng pháp lý liên quan đến hợp đồng xây dựng mang yếu tố tư nhân. Cụ thể, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ có những quy định áp dụng cho hợp đồng xây dựng mà ở đó có yếu tố Nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 ở phần hợp đồng dân sự thông dụng cũng không dành bất kỳ quy định nào để nói về hợp đồng tư vấn xây dựng. Việc không có luật, văn bản hướng dẫn để áp dụng cho những hợp đồng xây dựng mang yếu tố tư nhân dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng cũng như chứa đựng nhiều rủi ro mà cá chủ thể trong hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng tư vấn xây dựng nói riêng có thể giải quyết. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, nhà thầu thì cần bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với loại hình hợp đồng xây dựng mang yếu tố tư nhân.

Thứ tư, bổ sung quy định về căn cứ hợp đồng tư vấn xây dựng vô hiệu

Thông tư số 08/2016/TT-BXD và Nghị định số 100/2018/NĐ-CP có quy định yêu cầu đối với nhà thầu trong hoạt động tư vấn xây dựng phải có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện thể hiện qua chứng chỉ năng lực của nhà thầu và chứng chỉ hành nghề của nhân lực thuộc nhà thầu đó. Tuy nhiên, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc nhà thầu không đủ năng lực, nhân sự không có chứng chỉ hành nghề có là một căn cứ để tuyên bố hợp đồng tư vấn xây dựng vô hiệu. Không có quy định cụ thể về việc vi phạm hình thức hợp đồng có phải là căn cứ làm hợp đồng tư vấn xây dựng vô hiệu hay không. Đây là một điểm hạn chế của pháp luật, cần phải bổ sung quy định về các căn cứ để xác định hợp đồng tư vấn xây dựng vô hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn xây dựng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn công ty tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng bộ quốc phòng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)