HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TƯ VẤN XÂY DỰNG Ở CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỘ QUỐC PHÒNG 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng ở Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay, nhận thức của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân về pháp luật và công tác xây dựng pháp luật đã được nâng lên. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan ban ngành đều chú trọng, quan tâm hơn đến công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật. Chính phủ xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, giành nhiều thời gian hơn cho công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, pháp luật về hợp đồng là một chế định rất quan trọng, tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế - xã hội. Hiện nay các quan hệ kinh tế - xã hội được thiết lập trên cơ sở hợp đồng diễn ra hết sức phức tạp và thay đổi nhanh chóng.
Vì vậy, để các quy phạm pháp luật về hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi, không gây cản trở cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng thì đòi hỏi cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật gắn liền với thực tiễn một cách hệ thống thông bằng một số công việc như: Tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản áp dụng về hoạt động xây dựng nói chung và tư vấn xây dựng nói riêng và hoàn thiện hệ thống này. Việc hoàn thiện chế định về hợp đồng tư vấn xây dựng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng nói chung, vừa phải tuân theo các nguyên tắc mang tính đặc thù của pháp luật quốc tế. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng tư vấn xây dựng phải thực hiện theo những định hướng sau: