Vai trò của theo dõi chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Để đánh giá hiệu quả THPL phải thông qua hoạt động TDTHPL, chỉ thông qua việc theo dõi mới xác định được những giá trị của pháp luật “đã được hiện thực hóa”; Trạng thái pháp luật trong quan hệ xã hội thực tế; Mức độ tích cực xã hội của cá nhân và của xã hội nói chung. Cụ thể, TDTHPL có những vai trò như sau:

Một là, TDTHPL là một trong những biện pháp bảo đảm đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, làm cho những quy định pháp luật không còn là pháp luật trên giấy mà là pháp luật trong thực tiễn.

Hai là, TDTHPL là một trong những phương thức giữ vững bản chất bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là phương thức đề cao trách nhiệm của cơ quan, người có trách nhiệm trong việc THPL.

Ba là, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật giúp cơ quan quản lý nhà

nước nắm bắt được việc thực thi pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Từ đó, giúp cá nhân, tổ chức nâng cao ý thức pháp luật, bồi dưỡng năng lực thực hiện chủ quyền của nhân dân để tham gia quản lý xã hội, nhà nước và bảo đảm pháp luật vì hạnh phúc con người.

Bốn là, Để có cơ sở sửa đổi những nội dung văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, thông qua kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật mà cơ quan quản lý nhà nước phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trình kiểm tra.

Năm là, Công việc theo dõi chấp hành pháp luật giúp cơ quan nhà nước

dự đoán được những tình huống của pháp luật từ đó đề ra những phương hướng, biện pháp, giải pháp, quản lý phù hợp.

Sáu là, TDTHPL là biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)