Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện theo dõi chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO DÕI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.2. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện theo dõi chấp hành pháp luật

pháp luật

Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Sức mạnh vốn có của nhà nước pháp quyền tùy thuộc nhiều ở niềm tin của nhân dân vào việc THPL. Do đó, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, trước thực trạng công tác theo dõi THPL còn gặp nhiều khó khăn, một trong những yêu cầu đặt ra là cần xác định tổ chức THPL và TDTHPL là hoạt động trọng tâm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi:

Một là, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vai trò

của công tác theo dõi THPL thông qua hoạt động giáo dục chính trị - pháp luật, hoạt động này đảm bảo cho việc hình thành một hệ thống các hiểu biết, niềm tin, động cơ và thói quen của hành vi tích cực – xã hội – pháp luật góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TDTHPL.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

về theo dõi thi hành pháp luật, về quyền công dân, quyền con người…nâng cao năng lực theo dõi thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân để bảo đảm pháp luật phục vụ con người.

Ba là, củng cố niềm tin của Nhân dân vào pháp luật, kết quả THPL của

các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Cá nhân chỉ có niềm tin vào pháp luật khi pháp luật được thực thi một cách công bằng, khách quan và hợp lý. Muốn vậy, trước hết các QPPL phải thực sự minh bạch, rõ ràng, hoạt động THPL của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có khả năng dự báo, tiên liệu. Từ đó, cá nhân có thể lường trước được các hoạt động pháp luật, hình thành thói quen sống, làm việc theo pháp luật và có khả năng theo dõi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền THPL có đảm bảo các mục đích pháp luật đặt ra. Pháp luật phải

bảo đảm cá nhân, tổ chức xã hội được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, trong NNPQ không thể có tình trạng muốn làm được hay không phải tùy thuộc vào “thái độ” của Nhà nước. Cá nhân, tổ chức xã hội phải được tuyên truyền để nhận thức đầy đủ về quyền và chủ động TDTHPL trước hết bảo vệ quyền của mình, tiếp đến là thực hiện quyền làm chủ quyền lực nhà nước, tham gia quản lý Nhà nước.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế làm công tác theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế chất lượng của hoạt động TDTHPL pháp luật là do năng lực, chất lượng đội ngũ công chức còn yếu, những hạn chế này một mặt là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức trong hoạt động theo dõi THPL còn hạn chế, chưa qua đào tạo về quản lý hành chính, mặt khác, những bất cập trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đào tạo, đánh giá công chức còn nhiều bất cập. Đây là một thách thức không nhỏ trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước để TDTHPL hiện nay, đặc biệt ở cấp huyện, cán bộ thực hiện nhiệm vụ theo dõi THPL đều là những cán bộ tư pháp kiêm nhiệm. Để giải quyết tình trạng này cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, cần thực hiện có hiệu quả đề án xác định vị trí, việc làm trong

các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cán bộ có chức danh tư pháp, đây là cơ sở đầu tiên và tiên quyết cho một nền công vụ chuyên nghiệp. Yêu cầu của vị trí, việc làm phải khoa học, rõ ràng để có thể làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, đào tạo và xác định chế độ tiền lương hợp lý. Cần bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi THPL tại địa phương thay vì việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm phải ôm đồm nhiều việc và không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay.

Hai là, tăng tính chủ động cho các cơ quan nhà nước trong việc xác

định biên chế và chế độ tiền lương của công chức. Hạn chế tình trạng cào bằng về tổ chức, biên chế gây tình trạng nơi thừa, nơi thiếu công chức trong bộ máy nhà nước.

Ba là, hằng năm cần tổ chức tọa đàm, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật ở cấp huyện để đảm bảo nắm vững các quy định của pháp luật, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị mình. Để đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho hoạt động này, cán bộ thực hiện công tác TD THPL phải là những người được đào tạo chuyên ngành Luật.

Bốn là, quy định trách nhiệm cá nhân đối với những chủ thể có thẩm

quyền trong TDTHPL, đảm bảo thẩm quyền gắn với trách nhiệm thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức công vụ của các chủ thể có trách nhiệm trong công tác tổ chức, thực hiện TDTHPL phải triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Các biện pháp chế tài đối với các cơ quan và cá nhân không tổ chức hoặc tổ chức không đầy đủ, không tốt, có vi phạm trong hoạt động tổ chức THPL theo thẩm quyền được giao phải đủ mạnh thì mới bảo đảm cho pháp luật được tổ chức thi hành chính xác, đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao.

Huy động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong công tác theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Nguyên tắc của NNPQ là Nhà nước tạo điều kiện cần thiết để các chủ thể xã hội, cá nhân và xã hội nói chung có thể tham gia cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề của xã hội cũng như thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, xây dựng niềm tin, tinh thần hợp tác và sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân, của toàn thể Nhân dân.

Chính vì vậy, trong TDTHPL phải xây dựng cơ chế phát huy vai trò của các chủ thể xã hội, khi các chủ thể xã hội bình đẳng tham gia TDTHPL một mặt bù đắp sự hạn chế, yếu kém, quản lý không hiệu quả của Nhà nước đối với việc THPL của các cơ quan, người có thẩm quyền trong thực tế. Mặt khác, thiếu cơ chế này, việc THPL của bộ máy nhà nước luôn trong tình trạng “quá tải” vì các yêu cầu của xã hội, cả về nguồn lực vật chất, con người và năng lực quản lý. Để huy động sự tham gia của các tổ chức, các nhân trong công tác theo dõi THPL cần phải thực hiện một số yêu cầu:

Một là, hoạt động THPL của cơ quan nhà nước phải chịu sự theo dõi,

kiểm soát của cá nhân, tổ chức xã hội đồng thời với cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước. Thay vì áp dụng nền hành chính “phục vụ”, trong đó các cơ quan hành chính có thể ra các quyết định hành chính “trong phòng kín”, rồi công bố để Nhân dân thi hành, thì nay các cơ quan hành chính phải coi việc tham vấn ý kiến Nhân dân là trách nhiệm, khi đó các quyết định hành chính mới đảm bảo tính chính đáng để có thể thuyết phục Nhân dân.

Hai là, cần có cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, thu hút các nguồn lực xã hội, tham gia tích cực vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, lôi cuốn nhân dân tích cực học tập, tìm hiểu pháp luật, tạo thành phong trào có tính quần chúng rộng rãi và hiệu quả. Trong bối cảnh các mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, các cơ quan báo chí, truyền thông của Nhà nước, của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội cần đề cao trách nhiệm, đổi mới mạnh mẽ hoạt động báo chí, truyền thông, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Việc cập nhật thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật mới, chính sách mới, hoạt động chấp hành và thực hiện pháp luật, các điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện pháp luật phải là những nội dung thường nhật trên các trang báo viết, trang tin điện tử, các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương.

Ba là, tiếp thu những kiến nghị, phản ánh trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ theo dõi THPL. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó quy định cụ thể cơ chế thu hút, huy động tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

Đổi mới hình thức tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý thi hành pháp

luật

Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả công tác theo dõi THPL chưa cao là do chúng ta còn thiếu nguồn lực, vì vậy để sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất yêu cầu cần phải đổi mới hình thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý THPL. Để đổi mới hình thức tổ chức TDTHPL cần phải:

Thứ nhất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong

THPL để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức, công dân. Phát triển các kênh tiếp nhận thu thập thông tin TDTHPL; đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương với người dân, tổ chức xã hội nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến THPL tại địa phương.

Thứ hai, xây dựng chính quyền điện tử để kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin liên thông từ Trung ương đến địa phương, chính quyền địa phương các cấp; Kết nối thông tin THPL và TDTHPL giữa Nhà nước và công dân, tổ chức xã hội không hạn chế về phân cấp hành chính và thực hiện chủ yếu trên môi trường số; Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng, trong đó có cơ sở dữ liệu quốc gia về TDTHPL.

Thứ ba, kiện toàn đội ngủ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Có cơ chế phối hợp cho phù hợp giữa cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin với cán bộ chuyên môn thực hiện theo dõi thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)