Đáp ứng điều kiện vật chất phục vụ theo dõi chấp hành pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 84)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO DÕI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.3. Đáp ứng điều kiện vật chất phục vụ theo dõi chấp hành pháp

luật

Điều 19 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định: “Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành”. Như vậy, các điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật bước đầu đã được các bộ, ngành, địa phương bố trí trong kinh phí thường xuyên theo quy định pháp luật, tuy nhiên mới đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật chưa đảm bảo phục vụ hết yêu cầu đề ra cũng như thu hút được người tài tham gia vào nhiệm vụ này. Để bảo đảm đáp ứng các điều kiện vật chất và kinh phí phục vụ nhiệm vụ cần chú trọng một số nội dung:

Thứ nhất, về kinh phí và chế độ chính sách thực hiện nhiệm vụ TD

THPL, cần quy định cụ thể cho các hoạt động chi như: Chi cho hoạt động kiểm tra, khảo sát, cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật; Chi cho các hoạt động tổ chức hội thảo, nghiên cứu khoa học; Chi hỗ trợ cộng tác viên; Quy định các định mức đầu tư cho công nghệ thông tin, phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ; Cần quan định chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật và thu hút được nguồn nhân lực tham gia vào nhiệm vụ.

Thứ hai, Muốn thực hiện có hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt

động theo dõi thi hành pháp luật cần ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết. Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và các cá nhân, tổ chức khác về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TD THPL.

Kết luận Chương 3

Thực tiễn hoạt động theo dõi chấp hành pháp luật tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã gặp phải những vướng mắc, khó khăn, bất cập, trong chương 3 luận văn tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi thi hành pháp luật:

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công tác theo dõi thi hành pháp

luật như: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các thiết chế trong hệ thống chính trị, giữa các cơ quan ban ngành với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân trong công tác theo dõi thi hành pháp luật; Bột tư pháp sớm ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình pháp luật; xây dựng và ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật hằng năm; quy định giá trị pháp lý của các kiến nghị xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Hai là, Đổi mới hình thức tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý thi hành

pháp luật; tiếp tục kiện toàn, đổi mới về tổ chức, biên chế làm công tác theo

dõi tình hình thi hành pháp luật ; Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Thứ ba, nâng cao các điều kiện vật chất phục vụ theo dõi thi hành pháp

luật về kinh phí, cơ sở dữ liệu, đầu tư công nghệ thông tin về theo dõi thi hành pháp luật.

KẾT LUẬN

Theo dõi chấp hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật là những hình thức của thực hiện pháp luật. Theo dõi thi hành pháp luật, ở một khía cạnh nhất định, có nghĩa rộng hơn so với theo dõi chấp hành pháp luật. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ nghiên cứu xem xét dưới góc độ phân tích khái niệm “theo dõi” và nội hàm khái niệm thi hành pháp luật. “Theo dõi” trong Từ điển tiếng việc năm 2013 định nghĩa là “chú ý theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để biết rất rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời.

Theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động xem xét, đánh giá, theo dõi, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quá trình thi hành pháp luật của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền, nhằm phát hiện những vướng mắc, bất cập trong triển khai thi hành pháp luật và kiến nghị các giải pháp để khắc phục nâng cao hiệu quả hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Theo dõi tình hình chấp hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả chấp hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Căn cứ yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử; các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật…

Công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành được thực hiện trên Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.

Những thuận lợi và khó khăn của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật với một huyện còn nghèo khó. Việc theo dõi thi hành pháp luật của huyện Quế Sơn luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn Huyện ủy, UBND Huyện, các sở ban nghành của tỉnh , nên quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực. Trong những năm qua UBND huyện đã ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật, đề ra phương hướng triển khai hoạt động này. UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị đã Kế hoạch cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, của UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật.

Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và các cá nhân, tổ chức khác về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TD THPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)