Nội dung theo dõi chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 31)

1.2.1.1. Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Thực tế pháp luật Việt Nam cho thấy, sau khi VBQPPL được ban hành, để đi vào thực hiện cần một khoảng thời gian chờ văn bản hướng dẫn thi hành, vì vậy, có những QPPL đã được ban hành nhưng không thể thực hiện được do không có văn bản quy định chi tiết, hoặc có nhưng chồng chéo nhau trong quy định của các cơ quan nhà nước cùng được giao nhiệm vụ. Thiết nghĩ, để pháp luật đi vào cuộc sống thì hoạt động TDTHPL cần xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL trên những phương diện sau:

Thứ nhất, Theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, đối với những văn bản cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong các văn bản như Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. … thì ngay tại quy định sẽ có nội dung

ủy quyền cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bằng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Do vậy, cần rà soát nhằm làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, Trung ương và địa phương cần rà soát, đối chiếu chương trình

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước. Việc ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước cần có Chương trình, kế hoạch cụ thể theo từng năm, từng giai đoạn. Trên cơ sở đó chủ thể theo dõi thi hành pháp luật có trách nhiệm nắm bắt các thông tin về số lượng, hình thức, tên văn bản chưa được ban hành và ban hành chậm tiến độ. Trên cơ sở đó đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết, trường hợp văn bản chậm được ban hành thì cần nêu và đánh giá nguyên nhân của việc ban hành, đề xuất phương án xử lý một cách kịp thời.

Thứ ba, không phải tất cả các VBQPPL được ban hành đều phù hợp với

điều kiện thực tiễn, bởi sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội. Do đó, chủ thể theo dõi thi hành pháp luật có trách nhiệm phát hiện và chỉ ra những quy định của pháp luật không được thực hiện trên thực tế hoặc có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện mà nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do các quy định pháp luật còn quy định chung chung, cần quy định cụ thể hơn. Ngoài ra cần đánh giá về những khó khăn vướng mắc mà nguyên nhân là sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ hoặc còn chồng chéo.

Thứ tư, Thống nhất, đồng bộ là một trong những yêu cầu của VBQPPL.

Là cần được xem xét chi tiết và hướng dẫn thi hành nội tại trong hệ thống các văn bản được quy định; cũng như hệ thống các văn bản này với các văn bản

thuộc lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, nhiệm vụ của TDTHPL là cần phát hiện và chỉ ra những văn bản quy phạm pháp luật hoặc những quy định pháp luật cụ thể không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi không cao, từ đó có những giải pháp khắc phục.

1.2.1.2. Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

Điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTHPL ở mỗi quốc gia không giống nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển, điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống lịch sử văn hoá nhất định. Do đó, một trong những nội dung TDTHPL là phải xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật để phù hợp với truyền thống, văn hóa của quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập

huấn, phổ biến pháp luật. Tập huấn, phổ biến pháp luật là một trong chuỗi những hoạt động trong tổ chức thi hành pháp luật. Một văn bản quy phạm pháp luật hay một quy phạm pháp luật được thực thi trên thực tế thì trước tiên phải được phổ biến để các cơ quan, tổ chức và cá nhân biết được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Tùy thuộc vào đối tượng, mục đích, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức phù hợp. Đối với cán bộ, công chức có trách nhiệm thi hành pháp luật thì việc tập huấn có thể tiến hành bằng hình thức như lồng ghép trong hội nghị, mở lớp bồi dưỡng, phát động phong trào…Đối với nhân dân thì sử dụng các hình phổ biến như tư vấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật…Ngoài ra, còn có các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù. Để đánh giá về công tác tập huấn, phổ biến pháp luật có hiệu quả, chủ thể theo dõi thi hành pháp luật cần đánh giá về tính đầy đủ, kịp thời và phù hợp của hoạt động này.

Thứ hai, Mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực và tính phù hơp của tổ

chức bộ máy cho công tác thi hành pháp luật. Nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy là những yếu tố không thể thiếu trong việc bảo đảm cho pháp luật được thực thi. Việc ban hành VBQPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn gắn liền với việc giao trách nhiệm thực hiện cho một cơ quan, tổ chức nhất định cùng với nguồn nhân lực cụ thể. Chỉ khi tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao thì Pháp luật mới có thể được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm minh và thống. Trong quá trình thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, chủ thể theo dõi thi hành pháp luật phải đánh giá về sự phù hợp về khối lượng và tính chất công việc đối với tổ chức bộ máy, từ đó đưa ra kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bố trí, sắp xếp một cách phù hợp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, đầy đủ và thống nhất.

Thứ ba, mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho thi

hành pháp luật. Cũng giống như vấn đề về nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí là những yếu tố không thể thiếu trong việc bảo đảm cho pháp luật được thực thi. Mức độ hợp lý của việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của pháp luật. Chủ thể thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật có trách nhiệm đánh giá, xem xétvề mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí để bảo đảm cho việc thi hành đối với từng VBQPPL cụ thể. Đối chiếu với mức độ đầu tư trên thực tế, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự đầu tư thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)