Bảo đảm tính khách quan, toàn diện trong theo dõi chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 69)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO DÕI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện trong theo dõi chấp hành pháp luật

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hành pháp luật từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện trong theo dõi chấp hành pháp luật pháp luật

Trong những năm qua, công tác theo dõi THPL ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng cách ban hành nhiều VBQPPL quy định về việc triển khai, thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, việc theo dõi THPL cũng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Vì lẽ đó, hiệu quả công tác theo dõi THPL chưa mang lại hiệu quả cao, muốn công tác TDTHPL đem lại kết quả như mong muốn yêu cầu cần có cách nhìn khách quan và toàn diện trong TD THPL. Muốn vậy, trong công tác TDTHPL cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

Một là, về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm

pháp luật phải hoàn thiện trong lĩnh vực TD THPL thống nhất cho cả Trung ương và địa phương, giảm dần việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, Chính phủ ban hành nghị định, Bộ ban hành thông tư hướng dẫn tổ chức thi hành luật; hạn chế dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Xác lập cơ chế bảo đảm luật được thi hành ngay khi có hiệu lực. Theo quy định tai Điều 11 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Điều này dẫn đến việc đánh giá tính kịp thời, đầy đủ trong ban hành văn bản quy định chi tiết là

một yêu cầu mang tính chất tạm thời, tình thế, về lâu dài không phù hợp. Vì lẽ đó, để công tác TD THPL đạt hiệu quả cao cần xây dựng hệ thống pháp luật về TD THPL hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; làm rõ cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; hoàn thiện pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Ba là, cần phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội trong công tác

TD THPL. Việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về TDTHPL phải bảo đảm một cách tốt nhất các giá trị khách quan của cá nhân được ghi nhận thành quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013. Theo đó, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, biến các quyền này trở thành một hợp phần trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu của dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của NNPQ Việt Nam. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong công tác theo dõi THPL cần thiết phải phát huy vai trò giám sát của nhân dân và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác TD THPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)