Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 44)

Thứ nhất, Nguồn nhân lực thực và năng lực tổ chức hiện theo dõi thi

hành pháp luật.

Yếu tố con người luôn đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành công trong công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động TDTHPL nói riêng. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn phải có kiến thức về pháp luật và tính chuyên nghiệp trong thi hành công vụ. Vì, đây là chủ thể trực tiếp THPL, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống, là nhân tố bảo đảm quan trọng để THPL nói chung và TDTHPL riêng.

Để đảm bảo yâu cầu chất lượng nguồn nhân lực, các chủ thể trực tiếp THPL phải thường xuyên nâng cao nhận thức theo những tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức TDTHPL gắn với sự gương mẫu, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Các cơ quan nhà nước cần lưu ý đến việc đảm bảo số lượng cán bộ, công chức tham gia vào hoạt động TDTHPL thì hoạt động này mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh năng lực của chủ thể thực hiện TDTHPL thì vấn đề nhận thức và hiểu biết pháp luật của xã hội, đặc biệt là người có thẩm quyền theo dõi thi hành pháp luật cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động TDTHPL. Người có thẩm quyền TDTHPL có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác TDTHPL, trong việc đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi pháp luật thì trong hoạt động quản lý sẽ gắn trách nhiệm của từng chủ thể tham gia

vào quá trình tổ chức THPL, từ đó, đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Về phía xã hội, nếu cá nhân, tổ chức không nhận thức đầy đủ về quyền chủ thể quyền lực nhà nước của người dân cũng như quyền tham gia, phối hợp của cá nhân, tổ chức trong TDTHPL sẽ dẫn đến hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, theo dõi và phản biện xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác theo

dõi thi hành pháp luật. Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc, vì vậy sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương về theo dõi thi hành pháp luật được quan tâm, có trách nhiệm thì việc thực hiện nhiệm vụ sẽ nhanh chóng, hiệu quả và bảo đảm theo yêu cầu. Ngược lại, nếu sự phối kết hợp này chỉ mang tính hình thức, chưa có sự liên hệ thì khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba, yếu tố văn hóa xã hội, ý thức pháp luật. Văn hóa là tất cả các

sản phẩm hoạt động con người bao gồm vật chất và tinh thần, các giá trị được tạo dựng trong quá trình hoạt động gồm các khuôn mẫu và quy phạm hành vi đã được thừa nhận, được chuyển từ thế hệ này đến thế hệ khác. Văn hóa bao giờ cũng được hạn định về thời gian, không gian. Nó không tồn tại bên ngoài nhóm xã hội. Trong đó, văn hóa pháp lý là trật tự tư tưởng, được Nhà nước, xã hội định hướng đến sự hình thành và phát triển ý thức chính trị và ý thức pháp luật của mọi người, đến sự hình thành và phát triển tổng thể quy phạm, giá trị của chúng và như vậy đến cả sự hình thành và phát triển hành vi và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Sự tác động đó được thực hiện bằng cách: Củng cố các quan điểm pháp luật nhất định, các giá trị tinh thần…; Phát triển và biến đổi nội dung của hệ tư tưởng pháp luật và ý thức pháp luật; Đưa vào ý

thức pháp luật của cá nhân, của nhóm xã hội, của xã hội nói chung các quan điểm mới, các giá trị pháp luật…Phá vỡ các khuôn mẫu pháp lý, các quan điểm và giá trị đã lạc hậu. Mục đích của văn hóa pháp luật là xâm nhập vào môi trường xã hội, tác động đến các mục đích đã được hình thành, định hướng các thành viên của tập thể và của các nhóm xã hội đến việc nhận thức sự cần thiết của các quy phạm tiến bộ của hành vi pháp luật. Bằng cách đó văn hóa pháp luật bảo đảm cho việc đưa các cá nhân và tập thể vào một hệ thống thống nhất của tổ chức xã hội. Do đó, yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý có sự ảnh hưởng rất lớn đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật và hiệu quả TDTHPL bởi yếu tố này chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội, tức là cuộc sống trong xã hội, chỉ dẫn cho cá nhân lựa chọn hành vi phù hợp với các khuôn mẫu hành vi được thừa nhận trong xã hội, hình thành ở cá nhân khả năng chiếm giữ và thực hiện những vai trò xã hội nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với trường hợp quy phạm pháp luật bị quy phạm văn hóa, xã hội ngăn trở, khi yếu tố pháp luật xung đột với yếu tố văn hóa, xã hội thì thông thường quy phạm phạm pháp luật sẽ bị bỏ qua, các quy phạm về văn hóa, xã hội do phù hợp với lợi ích và gần gũi với tâm lý con người hơn nên theo thói quen sẽ được mọi người chọn để hành động trong thực tế.

Kết luận Chương 1

TDCHPL là hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm thu thập thông tin, xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong thực tế để kịp thời hoàn thiện quy phạm pháp luật và hoàn thiện hoạt động thi hành pháp luật, đảm bảo pháp luật được thi hành hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của con người, sự bền vững của quốc gia, dân tộc.

Xuất phát từ cơ sở đó, hoạt động TDTHPL được thực hiện bởi hai chủ thể chính là nhà nước và các chủ thể xã hội, trong đó nhà nước đóng vai trò là hạt nhân, chủ thể xã hội đóng vai trò phản biện xã hội. Để đảm bảo hoạt động TDTHPL được thực hiện một cách khách quan và đúng đắn, yêu cầu các hoạt động này phải được thực hiện theo những nguyên tắc pháp định.

Qua những phân tích trên có thể kết luận: Nội dung hoạt động theo dõi thi hành pháp luật bắc đầu từ việc xem xét công tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật đến đánh giá các điều kiện bảo dảm cho thi hành pháp luật và xem xét đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật. Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện gồm thu thập thông tin, kiểm tra, điều ra, khảo sát, xử lý kết quả tình hình theo dõi thi hành pháp luật. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đó là yếu tố chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, nguồn lực vật chất, yếu tố văn hóa xã hội, ý thức pháp luật, năng lực của các chủ thể và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)