Thứ nhất, chính trị là yếu tố chiếm vị trí quan trọng nhất trong
TDTHPL, bởi đây là tất cả các quá trình, hiện tượng chính trị, các sự kiện, hoạt động chính trị ở những mức độ khác nhau trong tổng thể tác động đến sự thay đổi của hệ thống pháp luật. Yếu tố này được thể hiện dưới hình thức thực tiễn chính trị, các nguyên tắc, mục đích và định hướng, đường lối, quan điểm, nhận thức chứa trong văn kiện của đảng cầm quyền, của chính sách phát triển của Nhà nước đối với các mặt phát triển cơ bản của pháp luật, các lĩnh vực, ngành và chế định riêng của nó; Thể hiện các lợi ích cơ bản nhất của các nhóm, các tầng lớp xã hội, của các giai cấp và của xã hội nói chung. Mặt khác, yếu tố chính trị tác động cơ bản đến nội dung của các quy phạm pháp
luật và hiệu quả hoạt động THPL thông qua việc xác định các triển vọng chung, các khuynh hướng cơ bản và chiến lược phát triển pháp luật; ghi nhận và bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế và quan trọng nhất là bảo đảm tính thống nhất của pháp luật nói chung và TDTHPL nói riêng trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, mức độ hoàn thiện của pháp luật về theo dõi thi hành pháp
luật. Một trong hai bản chất cơ bản của pháp luật là tính xã hội, điều đó có nghĩa pháp luật ra đời phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội thì mới có thể tồn tại và phát triển, mặt khác, xã hội vận động và phát triển một cách liên tục nên không trách khỏi việc pháp luật sẽ trở nên lạc hậu trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Để hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được nâng cao có tiếng nói giúp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ này phát huy hiệu quả thì yêu cầu hệ thống văn bản pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật có giá trị pháp lý cao. Ngược lại, pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, gia trị văn bản pháp luật trong lĩnh vực này chưa mang tính pháp lý cao còn chồng chéo với các hoạt động khác của hoạt động quản lý nhà nước thì hiệu quả sẽ không mang lại như mong. Chính vì vậy, để TDTHPL thì hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật về TDTHPL phải hoàn thiện, được công khai, minh bạch, dễ dàng tiếp cận, nắm bắt, hiểu biết và tự giác thực hiện trên thực tế. Chính sách pháp luật về TDTHPL thể hiện trong các quy phạm pháp luật phải có đầy đủ điều kiện để bảo đảm tổ chức thực thi trên thực tế, hợp lòng dân.
Thứ ba, nguồn lực vật chất phục vụ cho TDTHPL. Các điều kiện vật
chất phục vụ cho hoạt động TDTHPL là kinh phí, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, phát triển Chính phủ điện tử, các nguồn lực khác cho TDTHPL. Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật rất sẽ phát huy hiệu quả nếu nguồn kinh phí cấp cho hoạt động được đảm bảo, phù hợp đáp ứng nhiệm vụ và
công việc được, ngược lại phân bổ kinh phí không thỏa đáng thì không thể đòi hỏi nhiệm vụ này đạt được theo yêu cầu đặt ra. Đồng thời, đây cũng là các điều kiện giúp cho hoạt động Nhà nước minh bạch, gần dân, đảm bảo cho công dân tích cực tham gia TDTHPL.