Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công tác theo dõi chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 75)

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO DÕI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công tác theo dõi chấp hành pháp luật

Nam và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam pháp luật từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công tác theo dõi chấp hành pháp luật pháp luật

Một là, Đổi mới thể chế về công tác theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam những năm qua là chưa có một Bộ công cụ giúp theo dõi, đánh giá hiệu quả, chính xác tình hình thi hành pháp luật ở các cấp độ, phạm vi khác nhau. Vì vậy, việc sớm nghiên cứu, xây dựng khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu thông tin về thi hành pháp luật với các tiêu chí, nội dung cụ thể là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết cần ban hành Luật theo dõi THPL trên cơ sở tổng kết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Bởi, THPL là hoạt động quyền lực nhà nước được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật, trong khi đó, TDTHPL một phần là hoạt động tự thân của Nhà nước, một phần là hoạt động của Nhân dân - chủ nhân quyền lực nhà nước nếu duy trì việc TDTHPL được đảm bảo bởi Nghị định, văn bản dưới luật là chưa tương xứng, tính khả thi không cao và chưa đáp ứng hiệu quả TDTHPL trên thực tế.

Hai là, Tăng cường cơ chế phối hợp theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Theo Điều 8 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Điều 11 thông tư 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành nghị định số 59/2012 quy định về thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuy nhiên, cơ chế phối hợp mới chỉ tập trung điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (Bộ, ngành, UBND các cấp) mà chưa thiết lập được cơ chế phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các thiết chế trong hệ thống chính trị. Do vậy, với vai trò là chủ thể tổ chức thi hành pháp luật Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị như Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác theo dõi thi hành pháp luật thông qua xác định rõ cơ chế, cách thức phối hợp ngay trong chính các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thay vì những quy định chung chung như hiện nay. Từ đó, tạo căn cứ để cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức thực hiện theo quy định.

Bên cạnh sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, cần Luật hóa vai trò, sự phối hợp của chủ thể lãnh đạo và chủ thể nhân dân trong công tác theo dõi thi hành pháp luật. Chủ thể lãnh đạo nhà nước gồm Đảng cộng sản Việt Nam, các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng nhằm bảo đảm việc Nhà nước chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng theo quy định Hiến pháp 2013. Chủ thể nhân dân nhằm đảm bảo quyền lực của Nhân dân đối với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đúng với trách nhiệm của Nhà nước đả cam kết trong Hiến pháp.

Ba là, việc xem xét, đánh giá tình hình pháp luật để có cơ sở cho ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia .

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 59/2012/NĐ-

CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Thiết nghĩ, các chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật vì vậy Bộ Tư pháp cần sớm ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia về TD THPL.

Thứ hai, mục đích của việc theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật. Để đạt được các mục tiêu này, cần phải có hệ thống cập nhập thông tin thường xuyên giúp cho việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật một cách chính xác, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời cho việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Việc thu thập thông tin yêu cầu phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể: thông tin cần thu thập là gì, phương pháp thu thập như thế nào, nguồn thông tin từ đâu để phục vụ cho việc đánh giá, phân tích. Đáp ứng được những đỏi hỏi này thì nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật mới đạt được những mục tiêu cụ thể, đó là hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Bốn là, theo dõi thi hành pháp luật hằng năm được thực hiện tốt phải. Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện.

Theo quy định của Nghi định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 14/2014/TT-BTP, hằng năm, căn cứ vào lĩnh vực công tác trọng tâm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành xây dựng, ban hành

Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện. Các Sở, ban, ngành và UBND cấp dưới căn cứ Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện theo từng ngành, từng lĩnh vực và những vấn đề của từng địa phương. Tuy nhiên, Kế hoạch theo dõi THPL của Bộ Tư pháp ban hành rơi vào quý 1 hằng năm nên thường chậm hơn Kế hoạch của tỉnh. Để công tác TD THPL được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, ngay từ đầu năm Bộ Tư pháp cần ban hành Kế hoạch hoặc có định hướng những nội dung để các địa phương tự xây dựng Kế hoạch của mình và tổ chức thực hiện như vậy sẽ phù hợp với Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật chung của Bộ.

Năm là, Xử lý kết quả theo dõi tình hình chấp hành pháp luật

Điều 14 của Nghị định 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện khi phát hiện ra những tồn tại, hạn chế với biện pháp chủ yếu là kiến nghị khắc phục tới các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật. Khoản 6 Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết vấn đề này nêu: quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra. Như vậy, các cơ quan kiểm tra hoạt động TD THPL chỉ có thẩm quyền đưa ra kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị này như thế nào vẫn còn quy định mang tính hình thức và phụ thuộc vào cơ quan, người có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) theo dõi chấp hành pháp luật từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)