THỰC TRẠNG THEO DÕI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.3.2. Những hạn chế, khó khăn, bất cập và nguyên nhân
• Những hạn chế, khó khăn, bất cập
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần khắc phục như:
Thứ nhất, công tác xây dựng, góp ý, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm
pháp luật ở cấp xã chưa đảm bảo về nội dung, hình thức, thể thức…, việc góp ý văn bản QPPL một số địa phương chưa nắm bắt kỹ về nghiệp vụ nên thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu. Do đó qua kiểm tra vẫn còn phát hiện một số sai sót.
Thứ hai, kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa được bố trí phù hợp nên khó khăn cho việc triển khai thực hiện hoạt động. Theo quy định hiện hành thì kinh phí cho công tác theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị(tại Điều 19 Nghị Định 59/2012/NĐ-CP). Việc quy định như vậy là chưa cụ thể chi cho những nội dung nào nên chưa chủ động kinh phí thực hiện.
Thứ ba, do đặc thù công tác của từng ngành khác nhau nên việc phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ chưa được kịp thời, thường xuyên và đồng bộ. Trong công tác báo cáo, thống kê vẫn còn một số cơ quan, địa phương xây dựng báo cáo chưa bám sát nội dung đề cương đã gây khó khăn trong quá trình tổng hợp báo cáo. Sự phối hợp trong việc thông báo vi phạm giữa các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn còn hạn chế, như chưa ra thông báo hành vi vi phạm đến nơi cư trú, học tập, làm việc của người vi phạm để có biện pháp giáo dục và quản lý người vi phạm theo quy định.
Thứ tư, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác theo dõi
lực, khả năng tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm; việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đôi lúc còn thụ động; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp, một số ngành biên chế lực lượng còn thiếu, địa bàn rộng, trong khi đó số lượng tham gia ít nên hiệu quả trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chưa cao.
Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về XLVPHC ở một số xã thiếu thường xuyên nên chưa tạo được động lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; Các câu lạc bộ trợ giúp pháp ở xã, thị trấn hoạt động cầm chừng, chưa phát huy hiệu quả, vì các thành viên câu lạc bộ đều kiêm nhiệm, không có kinh phí; Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động tổ chức, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL tại cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật tại các địa phương chưa mang lại hiệu quả cao, số lượng người khai thác rất ít.
• Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn và bất cập
Một là, một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đúng mức và chỉ
đạo sâu sát công tác theo dõi THPL, đa số các Phòng, ban, cơ quan, đơn vị chưa thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công tác tự rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực mình quản lý để tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện xem xét, xử lý theo quy định. Do đó, việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của huyện đều do Tổ rà soát thực hiện nên gây khó khăn trong công việc.
Hai là, Quế Sơn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế
khó khăn, đang từng bước phát triển nên nguồn ngân sách chi cho hoạt động nói chung và nhiệm vụ theo dõi THPL nói riêng chưa bảo đảm nên việc thực hiện một số công việc trong công tác theo dõi THPL vẫn chưa được thực hiện (công tác điều tra, khảo sát).
Ba là, nhiệm vụ theo dõi THPL là một nhiệm vụ mới nên trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, do đó, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, các địa phương chưa chủ động lựa chọn những nhiệm vụ mình quản lý để tiến hành thanh, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự đảm bảo (báo cáo chậm hoặc không báo cáo) dẫn đến việc tổng hợp báo cáo không chính xác làm cho việc dự báo tình hình cũng như đánh giá cụ thể việc chấp hành pháp luật trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo.
Bốn là, cán bộ ở các cơ quan chuyên môn của huyện kiêm nhiệm về công tác pháp chế, đa số không có đào tạo về ngành luật nên khả năng tham mưu còn hạn chế.
Kết luận Chương 2
Trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương, công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Quế Sơn đã đạt được những kết quả nhất định, việc theo dõi THPL được tổ chức từ huyện tới xã, trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện hằng năm với những nội dung trọng điểm khác nhau với hoạt động hệ thống hóa văn bản QPPL, tình hình thực hiện và kiểm tra theo dõi THPL, xử lý kết quả THPL, báo cáo kết quả THPL đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc: việc tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình THPL vẫn chưa được thực hiện, kinh phí thực hiện nhiệm vụ chưa được quy định cụ thể, nhận thức về công tác theo dõi thi hành pháp luật cảu một số cơ quan đơn vị, địa phương chưa cao, sự phối hợp giữa các cơ quan trong công
tác theo dõi THPL chưa chặt chẽ; các điều kiện để thực hiện công tác theo dõi THPL như kinh phí, trang thiết bị, nguồn nhân lực chưa được bảo đảm; việc báo cáo chưa thực hiện đúng theo quy định dẫn đến khó khăn trong công tác tổng hợp, báo cáo phản ánh tính trạng tuân thủ pháp luật cũng như dự báo tình hình nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 3