Nâng cao năng lực của những người áp dụng hình phạt tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 69 - 71)

- Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về việc áp dụng hình phạt tiền trong

3.3. Nâng cao năng lực của những người áp dụng hình phạt tiền

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án là chủ thể chính trong việc áp

dụng pháp luật hình sự. Bên cạnh trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của các chủ thể này giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính nhân đạo và hướng thiện trong áp dụng pháp luật hình sự. Chỉ khi các

chủ thể thực thi nhiệm vụ không vụ lợi, không sợ trách nhiệm; thực thi công vụ với lương tâm, trách nhiệm cao nhất của mình thì khi đó, tính nhân đạo và hướng thiện sẽ được thể hiện rõ nhất. Cụ thể:

- Đối với Cơ quan điều tra và Điều tra viên ngoài việc điều tra thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ các đối tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS, cần phải điều tra làm rõ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về tình hình thu nhập, tài sản của người phạm tội trong trường hợp khởi tố điều tra về các tội mà điều luật có quy định HPT là HPC hoặc HPBS.

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân và Kiểm sát viên cần phải tăng cường công tác kiểm sát điều tra và kiểm sát cơng tác xét xử tại phiên tịa; trường hợp cơ quan điều tra chưa chứng minh, điều tra về tình hình tài sản, thu nhập của người phạm tội thì cần phải yêu cầu điều tra bổ sung để làm căn cứ cho Tòa án xét xử. Trường hợp Tòa án xét xử, quyết định những vấn đề có liên quan đến HPT chưa đúng quy định của pháp luật thì cần tăng cường cơng tác kiến nghị, kháng nghị đối với bản án có vi phạm nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN.

- Đối với Tòa án nhân dân, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cần phải nắm vững các quy định của pháp luật về hệ thống hình phạt nói chung, HPT nói riêng; các nguyên tắc và căn cứ khi quyết định hình phạt; chủ trương chính sách hình sự về hình phạt của Đảng và Nhà nước, đảm bảo bản án được tuyên đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý. Các vụ án mà điều luật có quy định HPT là HPC hoặc hình phạt bổ sung nếu hồ sơ vụ án mà cơ quan điều tra chưa tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ về tình hình tài sản hoặc thu nhập của người phạm tội thì cần thiết phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung hoặc trong trường hợp cần thiết thì Tịa án hoặc thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần chủ động điều tra, xác minh về tình hình tài sản, khả năng thu nhập để làm cơ sở lựa chọn và quyết định hình phạt được chính xác. Tránh trường hợp vì khơng có căn cứ về tình hình tài sản của người phạm tội mà khơng áp dụng HPT hoặc chỉ quyết định ở mức thấp hoặc mặc dù khơng có căn cứ về tình hình tài sản của người phạm tội nhưng vẫn phạt tiền gây khó khăn cho công tác thi hành án, làm giảm hiệu quả của HPT trong thực tế. Trong thực tiễn xét xử đối với tội phạm, nhất là nhóm tội phạm về kinh tế, môi trường mà trong BLHS đã quy định cụ thể hình

phạt chính bằng tiền hoặc phạt tù thì trong quá trình xét xử, HĐXX cần thể hiện vai trò, trách nhiệm và bản lĩnh để mạnh dạn, tăng cường quyết định áp dụng hình phạt chính bằng tiền thay cho hình phạt tù là chủ yếu như trong thời gian qua. Việc này cũng phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước trong chiến lược cải cách tư pháp là “giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù như phạt tiền, cải tạo không giam giữ…”

- Đối với Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên cần phải nâng cao hơn nữa năng lực thi hành các bản án, quyết định có liên quan đến phạt tiền, nắm vững các quy định của pháp luật về tổ chức thi hành án, cương quyết cưỡng chế thi hành án đối với các trường hợp có điều kiện thi hành án phạt tiền mà cố tình dây dưa, chây ỳ; đồng thời tổng kết thực tiễn thi hành án, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác triển khai thi hành án phạt tiền; từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến HPT.

Để yêu cầu trên có thể thực thi, cần thực hiện song song việc tăng số lượng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tư. Khôn những nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ mà cịn cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các Cán bộ tư pháp,Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

- Đối với các trường hợp phạm tội mà điều luật có quy định HPT thì cần phải tăng cường áp dụng biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài sản của bị can, bị cáo để làm cơ sở, căn cứ cho việc quyết định hình phạt nói chung và đảm bảo nếu tuyên HPT thì cũng để đảm bảo cho việc thi hành án phạt tiền được thuận lợi.

- Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế bảo đảm nguyên tắc “độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật” trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được thực thi theo đúng Hiến pháp và pháp luật quy định. Xem xét đổi mới quy định về thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán, có thể kéo dài hoặc bổ nhiệm cho đến khi nghỉ hưu như một số nước, cùng với đó xây dựng cơ chế bãi nhiệm một cách chặt chẽ, đủ mạnh để kiểm soát, hạn chế tiêu cực. Nâng cao hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán, Thư ký…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)