Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 71 - 76)

- Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về việc áp dụng hình phạt tiền trong

3.4. Các giải pháp khác

không nhỏ đến hiểu quả của hình phạt. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục giúp nhân dân có những nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trị, vị trí và nghĩa của HPT trong hệ thống hình phạt, tránh tư tưởng suy nghĩ người có tiền thì khơng phải đi tù cịn người khơng có tiền thì phải đi tù, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất quán giữa nhà làm luật, người áp dụng pháp luật và người dân tuân thủ pháp luật trong nhận thức về giá trị xã hội những khách thể được pháp luật bảo vệ bằng hình phạt và trong nhận thức, đánh giá vai trò và mức độ tác động của hình phạt[17].

Để nâng cao hiểu biết của nhân dân về hình phạt cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới nhân dân. Đông thời cần bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ trực tiếp tuyên truyền.

- Triển khai các cuộc khảo sát về pháp luật trong nhân dân, từ đó nắm được rõ hơn thực tế để có thể đưa ra các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với trình độ hiểu biết của nhân dân.

- Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhằm xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu trong quần chúng nhân dân, để họ hiểu được hình phạt khơng chỉ là để trừng trị tội phạm mà nó cịn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Nội dung tuyên truyền pháp luật phải đáp ứng được tiêu chí đơn giản, dễ hiểu. Sử dụng những ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu để truyền đạt nội dung tuyên truyền, để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận, tiếp thu hiệu quả các nội dung về thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật...

- Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được triển khai đồng bộ và với mật độ thường xun, để mọi đối tượng cơng dân đều có thể dễ dàng tiếp cận được như: tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền trên các báo, đài, đài phát thanh xã phường…trên các chương trình thời sự hoặc kênh truyền hình các địa phương, tun truyền thơng qua cơng tác hịa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử của Tòa án, qua tủ sách pháp luật, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi...

Kết luận Chương 3

Như vậy, ngoài các nguyên nhân về xã hội cũng như những hạn chế của các cơ quan thi hành pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, một trong những ngun nhân khơng kém phần quan trọng đó là những thiếu sót của hệ thống pháp luật, trong đó có các quy định của BLHS về hình phạt, cần phải được nghiên cứu, sửa đổi đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.

BLHS Việt Nam cần quy định biện pháp cưỡng chế đối với người bị kết án trong trường hợp họ không nộp phạt đúng hạn nhằm bảo đảm khả năng thực thi của hình phạt tiền bằng việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người phạm tội không nộp tiền phạt đúng hạn; cân nhắc bổ sung quy định cho phép chuyển đổi loại hình phạt này thành hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp người phạm tội không nộp tiền phạt...

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có rất nhiều điều luật thể hiện rõ tính nhân đạo và hướng thiện. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, cần phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền áp dụng các quy định này. Nâng cao đạo đức, trách nhiệm của các chủ thể áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tịa án. Bên cạnh trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của các chủ thể này giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính nhân đạo và hướng thiện trong áp dụng pháp luật hình sự. Chỉ khi các chủ thể thực thi nhiệm vụ không vụ lợi, không sợ trách nhiệm; thực thi công vụ với lương tâm, trách nhiệm cao nhất của mình thì khi đó, tính nhân đạo và hướng thiện sẽ được thể hiện rõ nhất.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu luật thực định và liên hệ thực tiễn tác giả mong muốn làm rõ được những vấn đề cơ bản về HPT trong BLHS Việt Nam hiện hành. Nêu ra những tồn tại, hạn chế cơ bản, phổ biến của áp dụng HPT trong thực tiễn xét xử; từ việc tìm hiểu phân tích ngun nhân hạn chế tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLHS về HPT và nâng cao hiệu quả của HPT trên thực tế địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên cả nước nói chung.

Trong BLHS năm 2015 các quy định về HPT đã có những thay đổi, bổ sung căn bản; phạm vi áp dụng HPT được mở rộng hơn với nhiều tội danh có quy định HPT là HPC hoặc hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, để HPT thực sự phát huy tốt vai trò của mình cần có những biện pháp nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của nhân dân về chính sách hình sự và chính sách hình phạt của Đảng và nhà nước. Giúp tạo dựng được niềm tin trong lịng nhân dân; để chính những cơng dân nước nhà sẽ là những nhân tố tích cực đóng góp vào cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Tạo sự ổn định cho xã hội cũng như tạo môi trường thuận lợi cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Tác giả hy vọng luận văn của mình sẽ góp phần hồn thiện hơn nữa HPT trong pháp luật hình sự Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả của HPT trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 71 - 76)