Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 45 - 51)

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác hòa giải, trong những năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Phục Hịa nói riêng đã ln quan tâm, chỉ đạo sát sao trong cơng tác hịa giải cơ sở nói chung, hịa giải tranh chấp đất đai nói riêng tại các xã, phường, thị trấn. Với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, cơng tác hịa giải tranh chấp trong lĩnh vực đất đai có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, góp phần ổn định xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Góp phần giải quyết trực tiếp những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, góp phần hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực và đi vào thực tiễn, đã góp phần đưa cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày một chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Các vụ việc tranh chấp đất đai cũng giảm dần theo các năm, năm sau ít hơn năm trước, đặc biệt các vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai thành cơng cũng có xu hướng tăng lên. Qua nghiên cứu, khảo sát tại tỉnh Cao Bằng, từ năm 2015 đến năm 2019, tổng số vụ tranh chấp đất đai được thụ lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 2.278 vụ/3206 vụ, chiếm 74,17% vụ việc tranh chấp trên toàn tỉnh, trong đó hịa giải thành là 1396 vụ, đạt tỷ lệ 61,28%; số vụ hịa giải khơng thành là 882 vụ. Để đạt được kết quả này, hàng năm UBND tỉnh Cao Bằng không ngừng quan tâm, chỉ đạo việc thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chun mơn, kỹ năng hịa giải cho đội ngũ cán bộ, cơng chức ở cơ sở. Chính vì vậy, chất lượng, trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng của các thành viên trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND các xã ngày một nâng cao, góp phần hịa giải tranh chấp đất đai ngày thêm hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực và đi vào áp dụng thực tiễn, trên địa bàn huyện vẫn không tránh khỏi những bất cập, lúng túng trong xử lý, giải quyết các vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai ở địa phương.

Tại phần 2.1 tác giả đã nêu và phân tích, một số quy định pháp luật đất đai hiện hành vẫn còn cứng nhắc, bắt buộc, rập khn, máy móc đã vơ hình chung làm cho cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã khi áp dụng khó thực hiện hoặc có thực hiện cũng sẽ trái với quy định của pháp luật, dẫn đến sự việc trở nên phức tạp, kéo dài, gây nhiều bức xúc cho người dân. Có thể kể đến một số trường hợp tiêu biểu như sau:

Trường hợp 1: Bà Nông Thị Lả, thường trú tại thị trấn Hòa Thuận,

huyện Phục Hịa, tỉnh Cao Bằng, đã có đơn gửi tới UBND thị trấn Hòa Thuận, nội dung đơn nêu về việc hộ liền kề nhà bà là nhà ông Đàm Văn Hinh khi xây dựng nhà đã lấn chiếm sang phần đất của gia đình nhà bà là 12m2. UBND thị

trấn Hòa Thuận đã tổ chức hịa giải giữa bà Lả và hộ gia đình ơng Hinh, kết quả hòa giải khơng thành. Sau đó, bà Lả đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án huyện Phục Hòa. Tuy nhiên, Tòa án hướng dẫn bà về làm lại thủ tục hòa giải tại UBND thị trấn, lý do UBND thị trấn Hòa Thuận làm chưa đúng trình tự, thủ tục hịa giải theo quy định của pháp luật, đó là vắng mặt thành phần Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị trấn và khơng có đại diện của ít nhất 02 hộ dân sinh sống lâu đời tại thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng. Bà Lả đã có đơn đề nghị UBND thị trấn Hòa Thuận tiến hành hòa giải lại, nhưng UBND thị trấn Hịa Thuận khơng đồng ý. Bà Lả chưa thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án huyện Phục Hòa. Ở đây UBND thị trấn Hòa Thuận khi tiến hành cơng tác hịa giải chưa có sự tham gia đầy đủ các thành phần theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013 và Điều 88, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Biên bản hịa giải khơng được lập đúng nội dung và hình thức quy định nên khơng được Tòa án huyện Phục Hòa chấp nhận. Tòa đề nghị bà Lả về UBND thị trấn Hòa Thuận thực hiện lại thủ tục hòa giải là đúng quy định. Việc UBND thị trấn Hịa Thuận khơng đồng ý hịa giải lại là khơng có cơ sở. Do đó, UBND thị trấn Hịa Thuận phải có trách nhiệm nhận đơn đề nghị tổ chức hòa giải lại của bà Lả và tiến hành tổ chức hòa giải trong thời hạn 45 ngày làm việc.

Lý do vì sao UBND thị trấn Hịa Thuận lại khơng tiến hành hịa giải lại theo yêu cầu của Tịa án, khi khơng tn thủ theo qui định của pháp luật. Khi tìm hiểu và trao đổi thực tế tại UBND thị trấn Hòa Thuận cho thấy, sở dĩ UBND thị trấn Hòa Thuận khơng tiến hành hịa giải giải lại là vì UBND có tiến hành hịa giải lại cũng vẫn thế, không thể đủ thành phần theo pháp luật đất đai đã quy định, vụ việc này khơng thể tìm được ít nhất 02 hộ dân sinh sống lâu đời tại thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất đang tranh chấp. Do là đất khai hoang, phục hóa, đất biên giới hầu như khu vực đó tồn là người trẻ từ nới khác chuyển về sinh sống, người lớn tuổi có nhưng lại

không biết rõ về đất tranh chấp đó, mà thực tế họ có biết cũng khơng đến tham gia vì ngại va chạm, mất lịng nhau…

Trường hợp 2: Có những trường hợp tranh chấp đã được hòa giải thành,

biên bản hòa giải thành đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất của một trong các bên, nhưng sau đó một bên tranh chấp đã thay đổi ý kiến không chấp nhận các kết luận trong biên bản hịa giải như trường hợp hộ ơng K ở xã Cách Linh, huyện Phục Hịa là một ví dụ.

Hộ ơng K và hộ bà V thuộc xã xã Cách Linh, huyện Phục Hịa có tranh chấp về ranh giới sử dụng đất. Ông K gửi đơn đến UBND xã Cách Linh để yêu cầu giải quyết, Chủ tịch UBND xã đã tổ chức thành lập Hội đồng hòa giải do Chủ tịch UBND xã làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng hòa giải đã hòa giải thành và lập biên bản hịa giải thành giữa ơng K và bà V. Sau đó 05 ngày, UBND xã tổ chức đo đạc lại hiện trạng sử dụng đất thì ơng K lại thay đổi ý kiến so với kết quả hòa giải ban đầu và cương quyết không chấp nhận các kết luận trong biên bản hịa giải thành được lập trước đó.

Tình trạng này hiện nay khơng cịn là hiếm, bởi có những người dân khi hịa giải thì đồng ý nhất trí với hướng giải quyết của Hội đồng hịa giải nhưng sau khi thực hiện biên bản hịa giải thì lại khơng hợp tác. Điều này không chỉ cản trở quá trình giải quyết tranh chấp mà cịn gây phiền tối cho các cán bộ hòa giải cấp xã. Khi ở vào trường hợp này, Chủ tịch Hội đồng hịa giải cần có một trong hai hướng giải quyết tiếp như sau: Nếu việc hòa giải đã được tổ chức trong khuôn khổ 45 ngày theo luật định mà người được hòa giải ban đầu đã thống nhất với kết quả hòa giải này nhưng sau đó thay đổi quan điểm, không chấp nhận thực hiện cam kết trong biên bản hòa giải mà vẫn còn thời hạn để thực hiện hịa giải thì Hội đồng hịa giải tiếp tục tổ chức hòa giải. Nếu việc tiến hành hịa giải sau đó khơng đạt kết quả hoặc đã quá 45 ngày theo luật định thì lập biên bản mới và hướng dẫn các bên tranh chấp yêu cầu Tòa

án Nhân dân hoặc UBND cấp trên giải quyết theo thẩm quyền được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp 3: Có những trường hợp tranh chấp khá phức tạp, khi

UBND xã hoà giải thành, các bên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo biên bản hịa giải nhưng sau đó một trong các bên đương sự lại phát sinh những yêu cầu mới, giống như trường hợp của ông D và bà H thường trú tại xã Mỹ Hưng, Phục Hịa là một ví dụ.

Ơng D và bà H là hai anh em ruột, cùng xây nhà sinh sống trên một thửa đất do cha mẹ để lại nhưng khơng có di chúc. Dần dần hai gia đình ơng D và bà H có mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp ranh giới đất đai. Đã có hịa giải cơ sở và biên bản hịa giải thành của UBND xã Mỹ Hưng (với phương án hòa giải thửa đất chia làm 2 mỗi người một nửa). UBND huyện Phục Hòa căn cứ vào biên bản hòa giải thành của UBND xã Mỹ Hưng ban hành quyết định cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ơng D và bà H. Nhưng sau đó ơng D phản ứng việc UBND huyện chia đơi diện tích đất ở; ông đã chứng minh rằng ông là người thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Mặt khác, ông là con trai (theo phong tục tập quán người dân tộc Tày, con gái đã đi lấy chồng là hết, không được hưởng đất đai tài sản của bố mẹ để lại), vì vậy ơng D đã tiếp tục khiếu nại lên UBND huyện yêu cầu bà H bớt lại phần đất thừa hưởng hoặc hoàn trả số tiền đã bỏ ra để nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Chính vì thế, nội dung của Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai do xã thực hiện, nay khơng cịn là căn cứ cho việc giải quyết tiếp theo yêu cầu của ông D.

Trường hợp thứ 4: Quy định của Luật đất đai về thời hạn tiến hành hòa

giải tại cấp xã là 45 ngày, tuy nhiên khi thực hiện, đối với một số vụ việc phức tạp, do yếu tố khách quan khơng thể tiến hành hịa giải theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình ơng B

thường trú tại thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hịa, tỉnh Cao bằng là một ví dụ minh chứng cho việc này.

Gia đình ơng Hoàng Văn B cùng sinh sống với một em trai và em gái trên thửa đất của cha mẹ để lại. Người em gái lấy chồng vào miền Nam sinh sống, người em trai cũng lấy vợ mua đất làm nhà ra ở riêng. Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998, đứng tên bố, mẹ ơng B. Năm 2015, Ơng B muốn xây dựng lại nhà mới trên mảnh đất của bố mẹ, khi đi xin cấp Giấy phép xây dựng, cơ quan chức năng đã hướng dẫn ông B về làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ơng thì mới cấp giấy phép xây dựng được. Ông B đã làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận nhưng không được, do đất thừa kế từ bố mẹ, ông B phải thực hiện xin phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự. Biết thông tin ông B muốn đứng tên Giấy chứng nhận thửa đất của bố mẹ để lại, ông T (em trai ruột) đã không đồng ý, làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND thị trấn Tà Lùng. UBND thị trấn thực hiện các thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không tổ chức được, thời gian kể từ ngày nhận đơn đến khi tiến hành hòa giải đã vượt thời gian ấn định 45 ngày, lý do em gái ông B là bà C hiện đang sinh sống trong tỉnh Lâm Đồng, gia đình thuộc hộ nghèo, nên việc trao đổi, gặp mặt làm việc, tổ chức hòa giải gặp rất nhiều khó khăn. Vụ việc kéo dài cho đến năm 2017, UBND thị trấn cùng với ơng B, ơng T đã phải trích một khoản tiền là 5 triệu đồng hỗ trợ cho việc bà C từ lâm Dồng ra để tiến hành hòa giải. Sau khi hịa giải ở UBND thị trấn khơng thành ông T tiếp tục làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân huyện Phục Hòa để được chia thừa kế theo pháp luật. Đến nay, vụ việc tranh chấp vẫn chưa giải quyết xong, mâu thuẫn gia đình căng thẳng, anh em trong gia đình chia bè phái, tình cảm gia đình rạn nứt.

Sở dĩ khi áp dụng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về địa phương đã gặp phải một số những khó khăn, bất cập trên là do các quy định của pháp luật đất đai cịn q cứng nhắc, khơng có quy định hướng dẫn cụ thể

cho các địa phương có tính chất đặc thù như các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo…vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, các dơ thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài... Cụ thể như huyện Phục Hịa là huyện miền núi, có biên giới giáp với nước Trung Quốc, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Giao, H’Mông, Sán Chí, người Hoa). Thực tế, trên địa bàn huyện đã có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai, một bên tranh chấp là người dân tộc thiểu số nói tiếng kinh khơng sõi, nên khi tiến hành hịa giải các thành viên hội đồng hịa giải gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Đặc biệt có vụ việc tranh chấp đất đai một bên tranh chấp là người Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư mở doanh nghiệp tại địa phương, đã có tranh chấp với các hộ dân có đất liền kề về ranh giới đất. Đại diện doanh nghiệp là người Đài Loan, Trung Quốc nghe nói tiếng Việt khơng rõ, khi tiến hành hịa giải, UBND xã đã gặp nhiều lúng túng, do trong quy định của pháp luật không quy định rõ về các trường hợp hịa giải có yếu tố nước ngồi (như việc tổ chức hòa giải, thành phần tham gia có phải mời thêm phiên dịch khơng? kinh phí bên nào chi trả …).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 45 - 51)