Đánh giá thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 66)

xã tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

2.2.3.1. Thành tựu

Có thể khẳng định, kể từ thời điểm Luật đất đai năm 2013 và Luật Hòa giải cơ sở có hiệu lực, cơng tác hịa giải ở cơ sở, hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong phịng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Số lượng lớn các vụ việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước cấp trên, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, giảm số lượng công việc cho các cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước;

giảm vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo; giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, ổn định, phát triển địa phương và đất nước.

Được sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, cùng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của các cán bộ, công chức một số đơn vị, phịng ban chun mơn, các xã, thị trấn trong những năm qua cơng tác quản lý đất đai nói chung, hịa giải tranh chấp đất đai nói riêng ln đạt được kết quả đáng khích lệ. Về cơ bản đã hình thành hệ thống quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ngày càng quy củ và đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai những năm tiếp theo. UBND huyện Phục Hòa trong các kỳ giao ban tháng, quý, sơ kết, tổng kết năm đều chỉ đạo quyết liệt các phịng chun mơn (Phịng tài ngun và Môi trường, Ban tiếp dân, Thanh tra huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất và giải phóng mặt bằng) phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trên địa bàn tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, phân cấp giải quyết kịp thời, thường xun báo cáo tình hình thực hiện khơng để đơn thư tồn đọng, kéo dài, tránh phát sinh đơn khiếu nại mới về lĩnh vực đất đai, qua đó tập chung chỉ đạo giải quyết những vụ tranh chấp phức tạp, tránh gây bức xúc cho người dân, khơng có khiếu nại vượt cấp. Trong q trình giải quyết có thận trọng, chu đáo trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, khách quan, làm rõ các tình tiết mà các bên cung cấp, phân tích kết quả, kết luận, ban hành quyết định giải quyết căn cứ trên các quy định pháp lý là chủ yếu, tuy nhiên công tác vận động, thuyết phục, hịa giải ln được quan tâm sử dụng trong suốt quá trình giải quyết.

Ngay khi Luật đất đai năm 2013, Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 có hiệu lực, UBND huyện đã chỉ đạo phịng chun mơn, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể nhân dân trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm, toàn huyện đã tuyên truyền được 255 cuộc với hơn 10.500 lượt người nghe. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn rà sốt kiện tồn, bổ sung kịp

thời các tổ hòa giải cơ sở. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 114 Tổ hịa giải cơ sở/114 xóm, Tổ dân phố với 717 Hịa giải viên. Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ Hòa giải viên, Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Hòa giải ở cơ sở, đã tổ chức được 26 Hội nghị tập huấn về kỹ năng Hòa giải cơ sở và phổ biến các văn bản pháp luật trực tiếp tại UBND các xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, UBND huyện Phục Hòa đã ban hành một số văn bản chỉ đạo trong thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện như sau: Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 "Về việc kiện toàn lại Hội đồng tư vấn giải quyết, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa"; Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 "Về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện"; Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 "Về việc thành lập Tổ công tác giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng". Hàng năm ban hành công văn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà sốt, kiện tồn các tổ hịa giải ở cơ sở; ban hành Công văn số 272/UBND-TP ngày 30/5/2017 hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án cơng nhận kết quả hịa giải thành ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đều được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt từ năm 2016 sau kỳ bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, huyện Phục Hịa đã lựa chọn, bố trí 7/9 đồng chí là cán bộ, cơng chức cấp huyện được phân công điều động, tăng cường về các xã, thị trấn giữ chức danh Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã, thị trấn vì vậy cơ bản đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hàng năm, huyện ln bố trí một khoản kinh phí khơng nhỏ từ nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hòa giải cho đội ngũ Hịa giải viên cơ sở, các cán bộ, cơng chức là thành viên của Hội đồng hòa giải

tranh chấp đất đai, nòng cốt là sự tham gia của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội là thành viên của Mặt trận: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi…

Việc hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành thường xuyên, đạt kết quả tốt. Hầu hết các vụ việc đều được tiến hành hòa giải, đúng thẩm quyền, trình tự, đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý và được đơng đảo nhân dân đồng tình ủng hộ (có trên 65% vụ việc giải quyết xong tại UBND cấp xã, các bên đương sự không khiếu nại lên cấp trên). Hiện nay trên địa bàn huyện có 7 xã và 2 thị trấn, qua rà sốt thống kê cho thấy có trên 80% các vụ hịa giải ở cơ sở là liên quan đến đất đai và theo Báo cáo tổng kết 5 năm (2015 đến 2019) của UBND huyện Phục Hịa về cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện có đề cập đến cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có cơng tác hịa giải tranh chấp tại UBND cấp xã được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2019

STT Nội dung Tổng Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng số vụ tranh chấp đất đai 268 55 42 49 57 65 2 Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND các xã, thị trấn Hòa giải thành 174 24 27 35 42 46 Hịa giảikhơng thành 94 31 15 14 15 19 Tỷ lệ % hòa giải thành 64,93 43,64 64,29 71,43 73,68 70,77

Bảng 2.2: Số vụ hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Phục Hòa

STT Tên xã, thị trấn Số vụ việc hịa giải Hịa giải thành Hịa giải khơng thành Tỷ lệ % hòa giải thành 01 Xã Lương Thiện 10 7 3 70 02 Xã Triệu Ẩu 13 8 5 61,54 03 Xã Tiên Thành 30 20 10 66,7 04 Xã Cách linh 25 10 15 40 05 Xã Hồng Đại 20 12 8 60 06 Xã Đại Sơn 15 8 7 53,33 07 Xã Mỹ Hưng 35 22 13 62,86 08 Thị trấn Hòa Thuận 55 40 15 72,73 09 Thị trấn Tà Lùng 65 47 18 72,31 Tổng 268 174 94 64,93

Như vậy, qua các số liệu thể hiện trong 2 bảng biểu trên cho thấy số vụ việc hịa giải tranh chấp đất đai có chiều hướng tăng dần lên theo các năm, tuy nhiên số vụ việc hòa giải thành cũng tăng lên. Điều này cho thấy trong những năm qua, cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Phục Hịa có nhiều bước tiến bộ và khởi sắc hơn, chất lượng hòa giải được nâng lên, được đầu tư, quan tâm, chú trọng hơn. Việc triển khai thực hiện Luật đất đai năm 2013, Luật Hòa giải ở cơ sở đi vào thực tiễn trên địa bàn huyện Phục Hòa, tuy kết quả đạt được chỉ ở mức trung bình, nhưng qua từng năm, số vụ việc được hòa giải thành đã tăng lên, chứng tỏ nhân dân đã có sự tin tưởng nhất định đối với các hòa giải viên ở cơ sở và các cán bộ, công

chức thực hiện cơng tác hịa giải tại UBND cấp xã. Những kết quả đạt được tuy chưa lớn nhưng đã góp phần giữ vững tình làng nghĩa xóm; ổn định an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

2.2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế

* Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện cơng tác giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai nói riêng trên địa bàn huyện chưa được lãnh đạo của một số cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức. Vẫn cịn tình trạng ở một số cơ quan, đơn vị cán bộ, công chức được phân công làm nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, hoa giải vẫn cịn tình trạng né tránh, đùn đẩy cho người khác, làm cho người dân đi lại nhiều lần không biết kêu ai. Một số vụ việc kéo dài, không giải quyết dứt điểm được là do hậu quả để lại của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân trước đây giải quyết thiếu trách nhiệm, không đúng với quy định của pháp luật, thiếu chặt chẽ, khơng hợp tình, hợp lý nên người dân không phục, không chấp hành thực hiện.

Qua khảo sát, thống kê cho thấy, phần lớn các vụ việc tranh chấp, khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, có vụ việc trải qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, hồ sơ tài liệu phân tán, hiện trạng đất thay đổi nên khó xác định nguồn gốc; trong khi đó hệ thống pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến việc áp dụng thiếu nhất quán. Biên chế lực lượng làm cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai có hạn nên khơng thể giải quyết tất cả các vụ việc theo thời hạn luật định, do đó vẫn cịn những vụ việc tồn đọng, kéo dài. Một số nơi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai chưa bảo đảm về trình tự thủ tục, Biên bản hịa giải khơng đúng mẫu hướng dẫn, nội dung hịa giải sơ sài, manh tính hình thức. Một số vụ việc giải quyết còn đơn giản, chủ quan, thiếu thực tế; vận dụng pháp luật trong hịa giải tranh chấp đơi lúc chưa đồng bộ, thống nhất. Đặc

biệt, trong thời gian 5 năm trở lại đây, thị trường bất dộng sản (đất đai) của huyện có nhiều biến động, xã hội phát triển, đời sống kinh tế người dân được nâng cao, nhu cầu về đất thay đổi dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng. Chính vì vậy, tranh chấp đất đai xảy ra nhiều hơn, mức độ phức tạp hơn. Mặt bằng nhận thức chung của người dân về pháp luật (đặc biệt là Luật đất đai) trên địa bàn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa cịn q thấp. Cơng tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chất lượng, hiệu quả chưa cao. Cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc hịa giải chỉ mang tính hình thức, rập khn, máy móc, khơng linh hoạt trong q trình hịa giải, chất lượng hịa giải chưa cao, nhiều vụ việc chuyển lên trên đã gửi lại hồ sơ yêu cầu cấp xã hòa giải lại do Biên bản hịa giải khơng tn thủ đúng quy định của pháp luật đất đai (chủ yếu là Biên bản khơng có kết luận hịa giải).

Cán bộ, cơng chức của phịng chun mơn cấp huyện, địa chính các xã, thị trấn cịn hạn chế về năng lực cơng tác, trình độ chun mơn, biên chế hạn hẹp, có đồng chí phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác, bên cạnh đó, một số cán bộ, cơng chức khác cịn thiếu trách nhiệm trong công việc (làm qua loa, làm chống đối), kinh phí bồi dưỡng, phục vụ cho cuộc hịa giải khơng có. Dù đã được tập huấn về nghiệp vụ nhưng một số hoà giải viên cơ sở, thành viên Hội đồng hòa giải cấp xã vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng hoà giải; một số được kiện toàn, bổ sung sau các đợt tập huấn nghiệp vụ nên chưa được tập huấn nghiệp vụ dẫn đến kết quả hịa giải chưa cao. Trong q trình hịa giải, một số ngại va chạm, chưa mạnh dạn, thiếu nhiệt tình nên chưa kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh. Hoạt động hồ giải cịn mang tính hình thức chưa chú trọng chiều sâu. Do vậy, vấn đề tham mưu cho ban Chủ tịch UBND cấp xã trong hòa giải quyết tranh chấp đất đai có lúc chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc

đơn tồn đọng, kéo dài gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị ở địa phương.

Khó khăn lớn nhất trong cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã vẫn là việc áp dụng các văn bản pháp luật đất đai hiện hành còn nhiều bất cập, khơng hiệu quả, cịn nhiều lúng túng, một số trường hợp áp dụng rập khn, máy móc, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Pháp luật đất đai hiện nay còn thiếu vắng các quy định cần

thiết về cơ chế công nhận sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, Biên bản hòa giải thành chưa có giá trị pháp lý cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về khuyến khích hịa giải tranh chấp đất đai ở địa phương: vấn đề hiệu lực pháp

lý của Biên bản hòa giải thành. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã khơng có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp. Sau khi UBND cấp xã tiến hành hòa giải, kết quả hòa giải thành, mà một trong các bên tranh chấp không thực hiện theo kết luận của Biên bản hịa giải đó, thì phải xử lý như thế nào? hay nói cách khác giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành chưa được pháp luật đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết, khơng có quy định về cơ chế để công nhận sự thỏa thuận làm cơ sở pháp lý, buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành thỏa thuận của mình. Vấn đề này đồng nghĩa với việc các bên tranh chấp đã tiến hành hòa giải với nhau theo quy định, nhưng một bên không tự nguyện thi hành thì việc hịa giải trở nên khơng có giá trị pháp lý, khơng bị ràng buộc, dẫn đến việc bên có quyền lợi bị xâm hại lại tiếp tục khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Như vậy, hiệu lực của biên bản hịa giải thành khơng xác định được trong thực tế. Vai trò của việc hòa giải và giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành do UBND cấp xã lập chưa được tôn trọng một cách đúng nghĩa. Dẫn đến việc xảy ra khơng ít vụ tranh chấp đất đai khi Tòa án, UBND cấp trên giải

quyết đã thiếu thủ tục hòa giải hoặc nội dung hòa giải sơ sài, mang tính hình thức; nhiều trường hợp các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phải chuyển vụ việc trả lại địa phương, yêu cầu hòa giải trở lại, gây mất thời gian và phiền hà cho đương sự.

Thứ hai thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp

xã, phường, thị trấn không đúng, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp: Tại Điều 202, Luật đất đai năm 2013 quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp và các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 51 - 66)