Cần có các giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải phù hợp với các đặc điểm của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 67 - 69)

tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải phù hợp với các đặc điểm của địa phương, có tính đồng bộ và có sự kế thừa, học tập kinh nghiệm các địa phương trong cả nước

Thứ nhất, phải phù hợp với các đặc điểm của địa phương: Với đặc thù

là huyện miền núi, biên giới, với hơn 90% người dân tộc thiểu số sinh sống, trên cơ sở đánh giá hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, cần phân tích ngun nhân của hạn chế, nguồn lực hiện có để tập trung giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau từ đó đề

xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó chú trọng tới các yếu tố như: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai; Thực hiện pháp luật, tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương

Thứ hai, phải có tính đồng bộ: Việc thực hiện pháp luật về về hòa giải

tranh chấp đất đai ở địa phương bao gồm các nội dung: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã; xác định nhu cầu về hòa giải tranh chấp đất đai, xây dựng kế hoạch bảo đảm cho cơng tác hịa giải ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Để có được hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các hoạt động trên. Do vậy, các giải pháp đề ra nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải bao quát tất cả các yếu tố đảm bảo tính khả thi, thống nhất và hiệu quả gồm: pháp luật, thực hiện pháp luật, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với việc nâng cao ý thức của đối tượng hịa giải, của đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác hịa giải và gắn với việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.

Thứ ba, cần có sự kế thừa, học tập kinh nghiệm các địa phương trong nước: Việc tham khảo cách thức tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hòa

giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước sẽ là bài học tốt, rút ra được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng đồng thời hạn chế được những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo việc thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 67 - 69)