Công tác quản lý tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 45)

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, huyện Phục Hịa có tổng diện tích đất tự nhiên là 25.166,64 ha. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp chiếm 23.310,88 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 1.372,07 ha và nhóm đất chưa sử dụng là 483,69 ha.

Công tác quản lý tài nguyên đất: Thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai; quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn huyện (năm 2015 cấp lần đầu được 1295 hộ/178,14ha, cấp sửa đổi bổ sung 2063 hộ/ 1652,6ha). Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp đất đai kịp thời. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện cũng còn nhiều bất cập: yếu tố lịch sử để lại (chiến sự biên giới Việt - Trung năm 1979) đã hưởng đến công tác quản lý đất đai trên đại bàn huyện, việc sơ

tán, dân bản địa di cư đi nơi khác sinh sống và dân cư từ nơi khác chyển đến sinh sống đã làm cho việc xác minh nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất đối với cơ quan chuyên môn là vô cùng khó khăn. Trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện cịn lỏng lẻo, khơng tn thủ theo quy định của pháp luật đất đai (tự ý chuyển mục đích, xây nhà ở, cơng trình trên đất nơng nghiệp, lấn chiếm đất cơng...). Tính đến thời điểm này tại UBND huyện Phục Hịa mới có 02 đợt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân (đợt 1 năm 1998 và đợt 2 năm 2015), hiện nay mới có khoảng trên 80% hộ dân trên địa bàn huyện là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất đai biến động nhiều qua các năm, việc nhiều diện tích đất chưa được đo đạc thể hiện trên bản đồ địa chính nên chưa thể cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ dân theo quy định. Đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý đất đai của huyện và cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)