Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 76 - 82)

tranh chấp đất đai tại địa phương

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.

Tranh chấp đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước. Các cấp Ủy đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm "tháo ngịi nổ" những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, góp phần duy trì và củng cố tình đồn kết trong nội bộ nhân dân.

Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chun mơn, kỹ năng hịa giải, phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, công chức thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai (Chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai, địa chính, tư pháp, Chủ tịch MTTQ và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể ở địa phương).

Các địa phương cần chú trọng thường xuyên mở các lớp tập huấn về cơng tác hịa giải cho các cán bộ, công chức là thành viên trong hội đồng hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã, trang bị cho họ kiến thức pháp luật đất đai, hịa giải. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai, loại trừ quan điểm áp dụng biện pháp hành chính máy móc

trong hịa giải tranh chấp đất đai, xoa bỏ tư tưởng coi hoạt động này như là hình thức “ có làm cho xong”.

Thứ ba, việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai phải khách quan, công bằng, tránh quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân

Việc kiểm tra xác minh cần chú trọng, xem xét tỷ mỉ, dựa trên hiện trạng, thực tế; khuyến khích vận động, hòa giải, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp ở bất cứ giai đoạn giải quyết nào; việc thu thập hồ sơ, tài liệu phải đúng quy định của pháp luật; các vụ việc tranh chấp phải được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật đất đai

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến ranh chấp đất đai là sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, tơn trọng pháp luật của một người dân cịn hạn chế. Việc nâng cao trình độ, hiểu biết pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước (phổ cập pháp luật) hiện nay là vô cùng cấp thiết.

Để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân cần thiết cần triển khai đồng bộ các hình thức đổi mới, tuyên truyền pháp luật: đổi mới phương thức, phương pháp tuyên truyền, lấy người nghe làm trung tâm, lồng ghép chương trình sân khấu hóa thu hút người nghe, đa dạng hóa loại hình tuyên truyền, trực tiếp, gián tiếp qua báo đài, truyền hình, truyền thanh, qua đó giúp người dân (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người) có sự hiểu biết nhất định về pháp luật đất đai và có ý thức chấp hành tốt hơn. Vận động nhân dân thực hiện tốt các thủ tục hành chính để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm ranh giới rõ ràng giữa các thửa đất, thường xuyên theo dõi, quản lý tốt ranh giới đất của mình để hạn chế được tranh chấp.

Thứ năm, tăng cường cơng tác hịa giải ở cơ sở (làng, bản, thơn, xóm, Tổ dân phố)

Thực tiễn cho thấy, hịa giải ở cơ sở hàng năm đã giửi quyết kịp thời rất nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để các mâu thuẫn nhỏ trở thành phức tạp. Việc thực hiện hòa giải tốt ở cấp cơ sở khi sự việc mới phát sinh tranh chấp, việc thuyết phục các bên thỏa thuận, hòa giải thành sẽ đạt hiệu quả hơn. Để cơng tác hịa giải ở cơ sở phát huy hết vai trò của mình đối với việc hịa giải tranh chấp đất đai, cần có sự quan tâm thích đáng của nhà nước thơng qua việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Đồng thời tạo cơ sở vật chất cho hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải. Chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. UBND cấp xã nên xây dựng và hình thành cơ chế phối hợp có hiệu quả với các tổ chức này để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng hòa giải tranh chấp đất đai, giúp giảm thiểu các vụ việc tranh chấp, khiếu nại tràn lan, vượt cấp, kéo dài.

Thứ sáu, tăng cường công tác tiếp dân, bố trí người am hiểu pháp luật nói chung, đất đai nói riêng để thực hiện tiếp cơng dân

Người tiếp công dân phải đảm bảo nguyên tắc ứng xử nơi công sở: vui vẻ, hịa nhã, tận tình, trách nhiệm với cơng việc, tránh nổi nóng qt mắng công dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, qua đó nhanh chóng xử lý, ngăn chặn; tạo cho nhân dân địa phương có niềm tin vào Đảng và Chính quyền và có ý thức tơn trọng pháp luật.

Thứ bảy, bố trí kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết (thước đo, máy đo đạc, quay phim, ghi hình, ghi âm…) phục vụ cho cơng tác hịa giải

Thực tế hiện nay có rất nhiều địa phương khơng có kinh phí để mua các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho cơng việc hịa giải, đặc biệt là khâu kiểm tra, xác minh tại thực địa đất tranh chấp.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai; từ những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật đất đai về hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Luận văn đã đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trong thời gian tới. Việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai và đưa ra cái nhìn tồn diện về hịa giải tranh chấp đất đai qua thực hiện pháp luật đất đai tại địa phương, luận văn đánh giá được những kết quả đạt được trong công tác hịa giải tranh chấp dân sự nói chung và hịa giải tranh chấp đất đai nói riêng; đồng thời, chỉ ra được những bất cập trong các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã hiện nay. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai, để phần nào giúp cho việc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải được thuận lợi, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia hòa giải, các bên tranh chấp hiểu và vận dụng tốt hơn các quy định của pháp luật trong cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai ở địa phương.

KẾT LUẬN

Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và gia tăng tính đa dạng, phức tạp; đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những phương thức nhằm hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. Việc giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.

Nghiên cứu này chỉ ra những trường hợp tranh chấp áp dụng hồ giải có hiệu quả và những trường hợp áp dụng hồ giải khơng hiệu quả. Ví dụ, hịa giải tranh chấp đất đai đạt hiệu quả cao ở khu vực nông thôn trong việc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, tính chất đơn giản. Phương thức này phù hợp với tâm lý của người dân nông thôn, nơi mà ở đó các thiết chế đạo đức, văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của người dân. Các mối quan hệ gia đình, dịng họ, làng xóm được người dân rất coi trọng giữ gìn và bảo vệ. Tuy nhiên ở khu vực đơ thị, hịa giải tranh chấp đất đai ít phát huy hiệu quả bởi giá đất ngày càng tăng cao và quan hệ cộng đồng của người dân thành thị khơng cịn khăng khít. Việc hịa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ hòa giải cơ sở. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán bộ này thiếu kỹ năng vận động, chưa nắm chắc các quy định của pháp Luật Đất đai. Hơn nữa, chế độ thù lao của Nhà nước cho hòa giải viên thấp, chưa tương xứng với thời gian, công sức và chất xám mà các hòa giải viên đã bỏ ra. Các quy định của pháp Luật Đất đai hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã còn quá chung chung, chưa đề cao được vai trò của việc hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã. Mặt khác, pháp luật đất đất đai hiện nay quy định khơng hịa giải đối với

các tranh chấp đất đai có tính chất cơng (giữa người dân và cơ quan nhà nước); những tranh chấp loại này được giải quyết qua con đường khiếu kiện hành chính.

Do sự yếu kém trong công tác thi hành pháp luật dẫn đến việc giải quyết không nhận được sự đồng thuận của người dân, phát sinh các khiếu kiện kéo dài. Để góp phần khắc phục tình trạng này, chúng ta nên xác lập cơ chế tham vấn, trao đổi, đối thoại giữa người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tìm kiếm sự đồng thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Hoà giải cho các tranh chấp giữa người dân và cơ quan Nhà nước là một phương thức giải quyết nên được cân nhắc, tìm hiểu thêm. Năng lực của hoà giải viên và các nguồn lực dành cho cơng tác hịa giải ở Việt Nam phải được bổ sung và hoàn thiện từ mức thấp nhất (ở cơ sở) đến mức cao nhất (tranh chấp đất đai giữa người dân và nhà nước) để hồ giải có thể phát triển thành một phương thức giải quyết thay thế cho toà án hoặc những biện pháp khác (biểu tình, bạo loạn). Sửa đổi pháp luật hiện hành cũng nhằm khuyến khích giải quyết các tranh chấp theo hướng hịa giải và giúp hồ giải đạt được kết quả tốt hơn. Tăng hiệu quả của hoạt động hồ giải tranh chấp đất đai có thể giảm các xung đột, căng thẳng xuất phát từ quá trình đơ thị hố nhanh chóng, do đó đóng vai trị rất quan trọng cho tương lai của Việt Nam.

Có thể nói hịa giải tranh chấp đất đai trong thời gian vừa qua đã có những kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều bất cập, khó khăn. Tiếp tục hồn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế hòa giải tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, địi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời và đặt trong mối quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 76 - 82)