Nội dung địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 27 - 32)

thẩm vụ án hình sự.

Từ khái niệm địa vị pháp lý của Thẩm phán, chúng ta có thể nhận thấy, nội hàm địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự được phản ánh và thể hiện ở những phương diện: Các quy định của pháp luật về vị trí, vai trị của Thẩm phán trong tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng hình sự.

Trong hệ thống cơ quan Tồ án có nhiều cán bộ, cơng chức, viên chức nhưng người thực hiện hoạt động nghiệp vụ xét xử và có thẩm quyền xét xử ban hành Bản án, Quyết định nhân danh Nhà nước cộng hồ xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ có duy nhất Thẩm phán, đi đơi với quyền hạn lớn lao đó là kèm theo những nghĩa vụ quan trọng mà Thẩm phán phải bảo đảm. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chính là tổng thể những quyền, nghĩa mà pháp luật trao cho mỗi Thẩm phán khi nhân danh Nhà

nước thực hiện các hoạt động tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Thẩm phán là một chức danh tư pháp đặc biệt, được nghiên cứu, đề cập ở nhiều góc độ khác nhau trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Tác giả Đỗ Gia Thư cho rằng “Thẩm phán là người làm việc trong cơ quan Tòa án, chuyên xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, ra các bản án, quyết định nhân danh Nhà nước”. Tác giả Nguyễn Thị Thu cho rằng Thẩm phán là “những người làm công tác xét xử chuyên nghiệp, được tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ, làm việc thường xuyên trong cơ quan tòa án, thực hiện nhiệm vụ xét xử nhân danh Nhà nước”. Theo từ điển tiếng Việt, “địa vị” là vị trí, chỗ đứng của cá nhân trong xã hội . Theo từ điển Luật học, “địa vị pháp lý” là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình [69, tr.244].

Thẩm phán theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau: + Thẩm phán được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ giải quyết, xét xử các loại vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Để được bổ nhiệm là Thẩm phán, cá nhân phải có đầy đủ điều kiện mà pháp luật quy định và được bổ nhiệm theo phương thức và trình tự đặc thù;

+ Thẩm phán là chủ thể trực tiếp thực hiện quyền tư pháp của Tòa án - cơ quan duy nhất được Hiến pháp năm 2013 trao cho thực hiện quyền tư pháp; thứ ba, Thẩm phán nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức xã hội, lợi ích Nhà nước, bảo vệ cơng lý, công bằng xã hội.

Địa vị pháp lý của Thẩm phán được thể hiện trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định cho Thẩm phán. Không giống như những chủ thể tố tụng khác (bao gồm cả chủ thể tố tụng là Điều tra viên, Kiểm sát viên... , Thẩm phán là chủ thể tố tụng đặc biệt, Thẩm phán (cùng với HTND) nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi xét xử, giải quyết các vụ án. Thẩm phán ban hành bản án, quyết định trên cơ sở nội dung vụ án, quy định pháp luật và cả niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Chính vì vậy, bản án, quyết định của Tịa án tun có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị kháng cáo, kháng nghị. Địa vị pháp lý của Thẩm phán khơng chỉ bao hàm quyền, nhiệm vụ mà cịn cả trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh khi thực thi cơng vụ. Quyền hạn, nhiệm vụ càng quan trọng thì trách nhiệm càng lớn. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình trong hoạt động xét xử. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tịa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho Tịa án theo quy định của pháp luật. Theo đó, Thẩm phán phải trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật; Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tịa án; Giữ bí mật nhà nước và bí mật cơng tác theo quy định của pháp luật; Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chun mơn nghiệp vụ Tịa án; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ

luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tịa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho Tịa án theo quy định của luật.

Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, các chế độ, chính sách đối với Thẩm phán gồm có:

+ Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

+ Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

+ Thẩm phán được bảo đảm tơn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

+ Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tịa án.

+ Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.

+ Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Khác với các công việc khác, để đưa ra được một phán quyết đúng đắn, Thẩm phán phải huy động nhiều tố chất trong một con người. Thẩm phán phải có sự am hiểu về pháp luật, sự hiểu biết thực tế, tích lũy kiến thức vể xã hội, tâm sinh lý của con người. Trong hệ thống pháp luật, những quy định cịn chồng chéo, khơng đồng bộ, song khi xét xử Thẩm phán vẫn phải đảm bảo nguyên tắc xét xử đúng người đúng tội và đúng pháp luật.

Thông qua các quy định của pháp luật, trách nhiệm của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được chia làm hai loại. Một là trách nhiệm phải đảm bảo hồn thành việc giải quyết vụ án hình sự khi được Chánh án phân cơng. Hai là trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vì vậy, Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm trong khi tiến hành tố tụng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả sẽ bị xử lý kỉ luật, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn là phạm vi những công việc mà Thẩm phán thực hiện trong qua trình giải quyết vụ án hình sự nhằm mục đích cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật và trong thời hạn do pháp luật quy định.

Kết luận chương 1

Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một vấn đề pháp lý vô cùng quan trọng trong hệ thống tố tụng hình sự. Nội dung chương này, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm khái niệm, vị trí, vai trị của Thẩm phán. Các vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cho thấy địa vị pháp lý quan trọng của Thẩm phán, là trung tâm của hoạt động xét xử sơ thẩm, địa vị pháp lý của Thẩm phán đến từ chính nhiệm vụ, trọng trách nặng nề, quan trọng mà Thẩm phán gánh vác thực hiện.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)