Hạn chế tình trạng Tồ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

- Thứ nhất: Thủ tục định giá đối với những vụ án mà giá trị tài sản bị xâm

3.3.2. Hạn chế tình trạng Tồ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung

điều tra bổ sung

Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần” đã giới hạn cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Tịa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và tại phiên tịa thì Tịa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần. Quy định này thể hiện sự chặt chẽ hơn, tránh sự lạm dụng việc trả hồ sơ để kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Ngoài ra, quy định này còn thể hiện sự phù hợp với nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử theo tinh thần của Nghị quyết số 49

của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Rõ ràng, theo quy định tại Điều 179 và khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nếu như Tịa án đã trả hồ sơ hai lần trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì kết quả điều tra cơng khai tại phiên tịa sẽ khơng có ý nghĩa với việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nữa vì Tịa án đã hết số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quy định mới này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã khắc phục được bất cập nêu trên góp phần đảm bảo tốt hơn nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.

Nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong thực tiễn, khơng nhất thiết mọi trường hợp phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung quy định về quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán tại Điều 284 như sau: Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tịa u cầu Viện kiểm sát bổ sung. Quy định này đã phần nào hạn chế quyền của Thẩm phán trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, bởi vì thực chất cơng việc trên địi hỏi đảm bảo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nên giao quyền cho Thẩm phán với tư cách cá nhân thì chưa đảm bảo tính khách quan và cịn tốn nhiều thời gian cho hoạt động tố tụng.

Cùng với quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ, Điều 252 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Thẩm phán chủ toạ phiên tồ có quyền xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ: “Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động: Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; Xem xét tại chỗ vật chứng khơng thể đưa đến phiên tịa; Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; Trưng cầu giám định, yêu cầu định

giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của BLTTHS; trong cầu giám định bổ sung, giám định lại; Yêu cầu định giá lại tài sản; Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát khơng bổ sung được thì Tịa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án”. Quy định như trên của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể tại điểm c khoản 3 Điều 2 quy định “Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”; qua đó tạo cơ sở để Tịa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)